15:53 ngày 28/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Bình Phước phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp của Vùng Đông Nam Bộ

17:04 21/02/2024

(THPL) - Mục tiêu đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là “điểm đến hấp dẫn” của vùng Đông Nam Bộ.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9%

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là điểm đến hấp dẫn của vùng Đông Nam Bộ với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 9%.

Năm 2023, Bình Phước đã trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cao nhất vùng Đông Nam Bộ với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,34% (vượt kế hoạch đề ra là 8%), chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (IIP) ước tăng hơn 10% so với năm 2022. Thu nhập bình quân đầu người gần 94 triệu đồng/năm (tăng 9,53% so với năm 2022).

Bình Phước phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9%.

Trong đó, các ngành, lĩnh vực phát triển mạnh như: Ngành nông nghiệp đạt hơn 17.513 tỷ đồng, tăng 10,25%, đóng góp 3,21 điểm phần trăm vào GRDP của tỉnh; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt gần 17.206 tỷ đồng, tăng 7,12% đóng góp 2,26 điểm phần trăm vào tăng trưởng GRDP của tỉnh.

Bình Phước cũng là địa phương lọt top 10 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước với 48 dự án có vốn đăng ký 739,23 triệu USD (đạt 277% kế hoạch năm) trong năm 2023. Tính đến nay, Bình Phước có khoảng 410 dự án FDI với số vốn đăng ký khoảng 4,3 tỷ USD, thu hút gần 12.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư.

Kế hoạch trong năm 2024, Bình Phước đặt ra 22 chỉ tiêu trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8-8,5%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 36.600 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ 560 triệu USD (tăng 9% so với năm 2023); thành lập mới 1.100 doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Sự phát triển ngành nông nghiệp là nhờ Bình Phước tận dụng được lợi thế và có các chính sách hỗ trợ để nông dân ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong sản xuất. Đến nay, toàn tỉnh có 20 xã và 2 doanh nghiệp hợp tác xã thí điểm chuyển đổi số toàn diện; thực hiện thí điểm 19 cơ sở với mã vùng trồng, với 1.997 ha, sản lượng 223.000 tấn/năm, có 8 hợp tác xã đạt tiêu chuẩn theo VietGAP và Lobo GAP…

Theo ông Nguyễn Minh Hiếu thành viên sáng lập HTX Nông nghiệp số Bình Phước kiêm chủ sở hữu thương hiệu Gia Bảo Ecofarm: Hiện nay chúng tôi ưu tiên ứng dụng công nghệ cao để tăng năng xuất cho vườn sầu siêng Gia Bảo Ecofarm, chúng tôi sử dụng hệ thống đường ống dẫn nước tưới nhỏ giọt cho hơn 60ha sầu riêng, cắt cỏ và phun xịt thuốc tự động hiện đại được nhập khẩu từ Hàn Quốc, chỉ cần lướt nhẹ ngón tay trên chiếc smartphone là công việc chăm sóc vườn tự động diễn ra.

Ông Nguyễn Minh Hiếu thành viên sáng lập HTX Nông nghiệp số Bình Phước kiêm chủ sở hữu thương hiệu Gia Bảo Ecofarm tại tỉnh Bình Phước.

Tiện lợi nhất khi ứng dụng công nghệ được cài trên máy tính, vừa cài trên điện thoại nên nông dân có thể ứng dụng tưới nước, tưới phân cho vườn cây mọi lúc, mọi nơi, chủ động chăm sóc từ dinh dưỡng đến độ ẩm. Do đó, chúng tôi khắc phục hạn chế, để từng bước ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, giảm được nhiều chi phí, không phụ thuộc vào nhân công lao động thuê từ bên ngoài. Mặt khác, nếu như canh tác nông nghiệp, cây ăn trái và nông sản khác theo hướng truyền thống thì hiệu quả rất thấp, lại tốn chi phí công tưới, thiếu lao động, làm gia tăng chi phí đầu vào. Ông Hiếu chia sẻ thêm.

Nhờ chuyển đổi số, Bình Phước có những sản phẩm nông nghiệp như hạt điều, bơ mã dưỡng, sầu riêng… đạt chuẩn và xuất khẩu đi các nước khó tính. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Phước có 226 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó có 196 hợp tác xã nông nghiệp, và đã có khoảng 28 hợp tác xã đã ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng không toàn diện, chủ yếu sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đức Hoàng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu