Bản quyền World Cup 2022: 350 tỷ và “cuộc chiến” với đối tác nước ngoài
(THPL) - Đối tác sở hữu bản quyền truyền hình World Cup 2022 trên lãnh thổ Việt Nam vừa “chào hàng” mức giá lên tới 15 triệu USD, khiến các đơn vị truyền hình "choáng váng."
Tin liên quan
Runner Trọng Nhơn chia sẻ lý do cổng đăng ký của giải chạy Baden Mountain Marathon 2023 liên tục tăng nhiệt
Tiền Phong Marathon 2023 tổ chức tại TP Lai Châu
Kết quả Real Madrid 1-0 Liverpool (chung cuộc 6-2): Benzema ghi bàn
Nhận định Arsenal vs Sporting Lisbon, 03h00 ngày 17/3, lượt về vòng 1/8 Europa League
Ngoại hạng Anh ngày 12/3: Manchester City áp sát Arsenal, nới rộng cách biệt với Man United
» Bản tin cuối tuần (số 52): Thương vụ bản quyền World Cup siêu kịch tính của VTV
» FIFA chốt thời gian tổ chức VCK U20 World Cup 2023
» Học World Cup về thi SEA Games
Theo Báo VietNamNet, đối tác nước ngoài sở hữu bản quyền truyền hình World Cup 2022 trên lãnh thổ Việt Nam vừa làm việc với một số nhà đài và đưa ra mức giá “chào hàng” khiến các đơn vị truyền hình phải “sốc”.
Theo đó, đối tác này đòi mức giá là 15 triệu USD (khoảng 350 tỷ đồng) với gói bản quyền truyền hình và radio, bao gồm độc quyền truyền hình (mặt đất, cáp, vệ tinh, IVTV) và không độc quyền phát thanh trên lãnh thổ Việt Nam; quyền truyền phát trên di động và internet (bao gồm OTT).
So với World Cup 2018, giá bản quyền truyền hình của kỳ World Cup năm nay tăng khoảng 3-4 triệu USD. Việc giá bản quyền truyền hình World Cup tăng, thậm chí phi mã sau 4 năm là dễ hiểu. Tuy nhiên, trong 2 năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc mua bản quyền với giá trên thực sự là bài toán khó với các đài, kể cả doanh nghiệp lớn.
Theo tìm hiểu, công ty Infront Sports & Media có trụ sở tại Thụy Sĩ đang sở hữu bản quyền truyền hình World Cup 2022 ở Indonesia và 25 quốc gia khác tại khu vực châu Á.
Hiện tại, ở khu vực Đông Nam Á, ngoài Indonesia thì Brunei, Campuchia, Malaysia và Philippines cũng đã có bản quyền truyền hình World Cup 2022.
350 tỷ là mức giá khiến bất cứ nhà đài nào tại Việt Nam cũng phải lắc đầu, bởi không một hình thức quảng cáo hay kinh doanh nào có thể thu lại được vốn. Tuy nhiên, nếu sự kiện bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh 4 năm mới có một lần không được phát sóng, cũng là điều mà các đơn vị truyền hình Việt Nam trăn trở.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện một đài truyền hình lớn của Việt Nam phân tích: "Với mức giá 350 tỷ mà đối tác đưa ra, có nghĩa mỗi trận đấu nhà đài phải thu khoảng 10-15 tỷ tiền quảng cáo mới không bị lỗ. Số tiền này cũng không thể đạt được với các trận đấu ở vòng bảng, may ra phải vào bán kết hoặc chung kết.
Nhưng với mức thu trên, gần như người xem cứ bật ti vi là lại thấy quảng cáo, chứ không còn sóng mà thực hiện các chương trình bên lề khác liên quan tới World Cup".
Cũng theo đại diện nhà đài này, đối tác đưa ra mức giá trên là việc của đối tác, còn mua hay không còn phải tuỳ vào khả năng và hướng khai thác của các đơn vị truyền hình Việt Nam.
"Cuộc chiến" mua bản quyền truyền hình World Cup 2022 sẽ còn căng thẳng.
“Chúng tôi có sự cân nhắc kỹ, nếu lỗ ít thì cũng cố gắng mua để phục vụ khán giả. Dĩ nhiên đài không mua bằng mọi giá, từ đó sẽ khó khi ngồi trên bàn đàm phán với đối tác”, đại diện đài truyền hình Việt Nam cho hay.
Theo tìm hiểu, trước mắt các đơn vị truyền hình của Việt Nam đã thiết lập một “liên minh” để có những phương án phù hợp nhất đàm phán với đối tác.
Liên minh này gồm 5 bên, dĩ nhiên phải có những doanh nghiệp “cỡ bự” mới có thể theo đuổi được thương vụ mua bản quyền World Cup lần này.
Người trong cuộc sẽ có những “ăn chia” và nhận quyền lợi tuỳ vào mức đóng góp của mỗi bên. Nói một cách dễ hiểu, với “miếng bánh” bản quyền World Cup 2022 có giá 350 tỷ, mỗi đơn vị sẽ chi ra vài chục đến trăm tỷ tuỳ vào nhu cầu khai thác.
“Nếu không có doanh nghiệp vào cuộc, chắc chắn không nhà đài nào ở Việt Nam mua nổi bản quyền World Cup 2022. Ngược lại, doanh nghiệp cũng rất cần những đài lớn để quảng bá.
Nhưng ngay cả khi có doanh nghiệp, thì cuộc đàm phán vẫn diễn ra rất căng thẳng, vì thế Ban đàm phán luôn cần sự hợp tác trên tinh thần cùng có lợi và hướng tới mục đích phục vụ người xem", đại diện một nhà đài nhấn mạnh.
Theo Báo Tuổi trẻ, trước đó, năm 2018, Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc mua bản quyền World Cup vì vấn đề tài chính. VTV chỉ sở hữu bản quyền VCK World Cup 2018 trước khoảng một tuần.
Lâm Tới (T/h)
Tin khác
Vi phạm về chứng khoán, một cá nhân bị phạt 291 triệu đồng
Thương hiệu trà sữa Gong Cha bán thêm cà phê Việt
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15h chiều nay (21/3)
Việt Nam tăng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống và ô tô tải
Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong năm 2022
Bộ đôi Samsung Galaxy A54 và A34 sẽ được mở bán từ ngày 1/4
Khách hàng VPBank sẽ dùng vân tay, khuôn mặt xác thực giao dịch thay mã OTP
(THPL) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ra mắt tính năng xác thực giao dịch bằng vân tay và khuôn mặt trên ứng dụng ngân hàng...21/03/2023 12:01:57Cục Viễn thông yêu cầu nhà mạng gửi tin nhắn định danh để hạn chế lừa đảo
(THPL) - Trước thực trạng một số đơn vị mạo danh Cơ quan Quản lý nhà nước hoặc các nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân phục vụ...21/03/2023 12:04:04Phú Yên: Tạm giữ gần 10 tấn bột ngọt vi phạm nhãn hàng hóa
(THPL) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành kiểm tra phương tiện ôtô tải biển kiểm soát số 78H-009.23 và phát hiện trên...21/03/2023 12:05:52Về thăm làng nghề Thụy Ứng với thương hiệu lược sừng độc đáo
(THPL) - Có một ngôi làng mà ở đó con trâu, con bò còn hơn cả "đầu cơ nghiệp". Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, những con vật này...21/03/2023 14:32:06
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Khách hàng VPBank sẽ dùng vân tay, khuôn mặt xác thực giao dịch thay mã OTP
(THPL) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ra mắt tính năng xác thực giao dịch bằng vân tay và khuôn mặt trên ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO, áp dụng cho các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn trong và liên ngân hàng với hạn mức giao dịch lên tới 3 triệu đồng/lần. Đây là công nghệ xác thực có tính bảo mật cao nhất hiện nay, hạn chế tối đa khả năng làm giả. - Khách hàng đánh giá cao mẫu máy lọc nước mới 2023 của Kangaroo
- WinMart hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam
- Ưu đãi hấp dẫn chưa từng có nhân dịp khai trương sân BRG Rose Canyon Golf...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG: Hành trình đưa vẻ đẹp Việt ra thế giới vẫn tiếp tục
(THPL) - “Người truyền lửa chưa bao giờ hết lửa”, bà Nguyễn Thị Nga luôn đau đáu quyết tâm một ngày nào đó, Việt Nam cũng sẽ có những “điểm phải đến”, có những sản phẩm mang giá trị văn hóa Việt mà thế giới… phải nhớ. - Vietcombank là thương hiệu ngân hàng giá trị nhất tại Việt Nam
- Hai thành viên hội đồng Giải thưởng VinFuture được bầu vào Viện Hàn...
- Tập đoàn Sun Group hợp tác với VFF cùng phát triển bóng đá Việt Nam