17:01 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

7 điều nên làm khi bản thân bị bạo lực mạng

16:30 03/10/2022

Bạo lực mạng đang diễn ra hàng ngày và chắc chắn nó còn có thể nguy hiểm hơn trong thời đại công nghệ số như hiện nay.

Bạo lực mạng được định nghĩa là các hành vi trực tuyến tấn công hình sự hoặc phi hình sự, nó có thể dẫn đến hành hung, ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tâm lý hoặc tình cảm của một người. Nó được thực hiện bởi một cá nhân hoặc nhóm kẻ xấu thông qua điện thoại thông minh, các trò chơi Internet, mạng xã hội,...

Nhiều người nghĩ mạng là thế giới ảo, làm sao ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế được, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Bạo lực mạng diễn ra trực tuyến, nhưng nó ảnh hưởng đến những người ngoại tuyến và có tác động đến thế giới thực, khiến nạn nhân có thể bị sợ hãi, lo lắng hoặc đáng sợ hơn là kẻ xấu chi phối hành động ngoài đời thật của nạn nhân.

Theo Dữ liệu về Đe dọa Trực tuyến năm 2019, khoảng 37% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 17 từng bị bắt nạt trên mạng. 30% đã có nó xảy ra nhiều hơn một lần. Hoặc theo số liệu thống kê từ cuộc thăm dò trực tuyến của Tổ chức Ân xá Quốc tế trên 8 quốc gia cho biết 41% phụ nữ nói rằng ít nhất một lần, họ từng bị đe dọa trên Internet.

Trong thời gian dịch bệnh hoành hành, khiến việc sử dụng mạng trở nên nhiều và thường xuyên hơn. Theo số liệu của chính phủ Việt Nam, số lượt truy cập nhảy vọt từ 11 triệu lượt lên 28 triệu lượt chỉ trong 3 tháng đầu năm 2021. Trong thời gian qua, số lượng các giao dịch trực tuyến được thực hiện thông qua Cổng Dịch vụ cũng tăng gấp đôi, lên hơn 23 nghìn giao dịch. Điều này cũng là nỗi lo cho vấn đề bảo vệ, tránh bị bạo lực mạng. Vậy chúng ta cần làm gì khi bản thân là nạn nhân của bạo lực mạng?

Một trong những hình thức bạo lực mạng phổ biến nhất nhưng lại rất tinh vi là gửi tin nhắn đe dọa. Những thông điệp có tính chất bắt nạt không phải lúc nào cũng rõ ràng. Thật sự, với những tin nhắn như thế này, bạn không bao giờ hiểu rõ được ý định thực sự của người gửi. Nếu những tin nhắn này khiến bạn sợ hãi, có lẽ bạn nên tự hỏi liệu lời nhắn đó có khả năng chuyển thành hành động hay không. Cách tốt nhất để ngăn chặn hành vi bạo lực mạng chính là chặn những tài khoản mạng xã hội cố tình gửi những email, tin nhắn với mục đích đe doạ. Đó là cách khiến những đối tượng xấu không thể tiếp cận bạn nữa.

Hãy ghi lại bằng chứng của những tin nhắn, bình luận mang tính đe doạ, khiêu khích, gây rối kèm theo thời gian thực xảy ra. Ngoài lưu giữ phiên bản dưới định dạng kỹ thuật số, hãy in ra giấy nếu cần thiết. 

Trò chuyện với cha mẹ không phải là điều dễ dàng đối với tất cả mọi người. Nhưng có những điều bạn có thể làm để giúp ích cho cuộc trò chuyện. Chọn một thời điểm để nói chuyện khi bạn biết rằng bạn được họ chú ý hoàn toàn. Giải thích mức độ nghiêm trọng của vấn đề đối với bạn. Hãy nhớ rằng họ có thể không quen thuộc với công nghệ như bạn, vì vậy bạn có thể cần giúp họ hiểu điều gì đang xảy ra. 

Hai cái đầu luôn tốt hơn một cái! Nếu bạn vẫn không chắc chắn về việc phải làm, hãy cân nhắc liên hệ với những người đáng tin cậy khác. Thường có nhiều người quan tâm đến bạn và sẵn sàng giúp đỡ hơn bạn tưởng.

Những người mới sử dụng mạng xã hội thường không nhận thức rõ rủi ro khi thông tin cá nhân bị công khai trên các nền tảng trực tuyến. Khi những điều không may xảy đến, người dùng có thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức. Đó là lý do vì sao học cách sử dụng mạng xã hội hợp lý, biết được đâu là thông tin nên chia sẻ là điều cần thiết. Đôi khi, bạn có thể không nhận ra rằng mình đang chia sẻ những thông tin cá nhân không cần thiết lên mạng.

Với những vụ việc có mức độ nghiêm trọng, báo cơ quan Công an gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật. Việc tuân thủ nghiêm quy định của Luật An ninh mạng cũng là cách để bảo vệ bản thân bạn trước nạn bắt nạt trên mạng. Sự khác biệt giữa tự do ngôn luận và những phát ngôn công kích sỉ nhục cá nhân rất rõ ràng. Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để chấm dứt bạo lực mạng.

Việc đáp trả bằng một thái độ gay gắt có thể khiến tình hình càng căng thẳng và chọc giận kẻ bắt nạt. Tuỳ vào tình huống mà có thể cân nhắc bỏ qua những lời lẽ khiêu khích trên mạng mà hãy chặn tài khoản hoặc báo cáo tài khoản đó cho trang web hoặc mạng xã hội. Thông thường, những kẻ bắt nạt sẽ càng thích thú khi nạn nhân phản ứng lại. Nếu nhận được những email hoặc tin nhắn từ người lạ, hãy xem xét đổi sang một địa chỉ email, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội khác.

Tấn công bằng việc lấy cắp tài khoản mạng xã hội cũng là một hình thức bạo lực mạng ít được biết đến. Kẻ xấu có thể đột nhập vào tài khoản cá nhân và giả danh bạn, sau đó gửi những tin nhắn có nội dung không lành mạnh cho bạn bè của bạn, chia sẻ thông tin cá nhân và thậm chí phát tán hình ảnh của bạn trên các nền tảng mạng xã hội, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Khi bị bạo lực mạng, bạn cần đặt lại tất cả mật khẩu, vì khả năng những thông tin của bạn đã bị đánh cắp.

Mạng xã hội là một công cụ rất quyền lực vì chúng cung cấp những chiếc mặt nạ để người ta có thể giấu mình và tấn công người khác. Thay vì dùng mạng xã hội làm những việc gây hại đến người khác, hãy tận dụng tính năng lan tỏa thông tin nhanh chóng của mạng xã hội để thể chuyển tải những thông điệp tích cực, đẩy bay những gì tiêu cực, những thứ xấu, ác trong xã hội này. Mạng ảo nhưng hậu quả là thật. Hãy sống tử tế, trách nhiệm với từng bình luận, từng nút like, share trên mạng xã hội để tạo ra một môi trường an toàn. 

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu