10:10 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Doanh nhân Trần Uyên Phương với khát vọng đưa Thương hiệu Việt vươn tầm thế giới

20:02 08/07/2017

(THPL) – Doanh thu của Tân Hiệp Phát năm 2016 đạt mốc 500 triệu USD và với chiến lược kinh doanh hiện nay, trong vòng 10 năm nữa - 2027, con số này sẽ cán mốc 3 tỷ USD. Mục tiêu đặt ra của Tân Hiệp Phát không chỉ là thị trường trong nước mà phải mang thương hiệu Việt vươn ra toàn cầu. Và, người được giao trọng trách nặng nề đó lại là một cô gái 36 tuổi – Trần Uyên Phương.

Thời gian gần đây, truyền thông trên thế giới liên tục nhắc đến một thương hiệu Việt nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là một trong những số ít doanh nghiệp gia đình sở hữu số tài sản khổng lồ với mục tiêu đưa thương hiệu Việt vươn ra thế giới. Sẽ không bất ngờ với cái tên được giới truyền thông nhắc đến đó là Tân Hiệp Phát, doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị phần ngang ngửa Pepsi và vượt qua cả Coca-Cola. Và Tân Hiệp Phát được vận hành bởi một ông bố “không gì là không thể” và 2 cô con gái tài năng, xinh đẹp.

Cũng theo thống kê, doanh thu của Tân Hiệp Phát năm 2016 đã đạt mốc 500 triệu USD và với việc đưa thêm nhiều nhà máy vào hoạt động, doanh thu 1 tỷ USD là mục tiêu gần trong vài năm tới. Đến 2027, con số này sẽ được nâng lên 3 tỷ USD.

Mới đây, Trần Uyên Phương được ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát chọn là người kế nhiệm,  Có dư luận cho rằng, việc chọn Uyên Phương thay vì em gái của Uyên Phương sẽ gây nhiều đảo lộn trong Tân Hiệp Phát, thế nhưng Uyên Phương chia sẻ: “Gia đình tôi xác định rằng, vị trí cao ở Tân Hiệp Phát không phải là quyền lợi mà là trách nhiệm và nghĩa vụ. Mỗi quyết định đều phải có sự đồng thuận của các cá nhân. Vị trí cao nhất ở Tân Hiệp Phát không chỉ có tôi và em gái tôi, mà chúng tôi còn tìm kiếm các ứng viên khác trên toàn thế giới”.

Trần Uyên Phương - cô gái Việt với khát vọng đưa Thương hiệu Việt vươn tầm thế giới toàn cầu. Ảnh: Internet

Nói về ý định giao quyền điều hành doanh nghiệp cho cô con gái Trần Uyên Phương, ông Trần Quí Thanh cho biết: “Kế thừa công việc kinh doanh không phải là một món lợi, đó là một trách nhiệm”. Một lần nữa, trọng trách nặng nề này lại được dồn lên đôi vai của Uyên Phương.
Thế nhưng, doanh thu cao ngất ngưởng hay chiếm trọn thị trường nước giải khát không làm Uyên Phương trăn trở mà vấn đề cốt lõi là trách nhiệm. Trách nhiệm đưa thương hiệu Việt ngày càng mạnh mẽ, tự tin để vươn ra thế giới, hay nói một cách khác đó là: Khát vọng toàn cầu.

Trong một chia sẻ mới nhất về vấn đề trên, Uyên Phương cho biết: “Năm 2003, chúng tôi  hướng đến mục tiêu vươn ra thế giới, thời điểm ấy, trong ngành nước giải khát, chúng tôi không đáng để được kể tên trong danh sách các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực nước giải khát. Đến năm 2010, chúng tôi là công ty địa phương đứng đầu ngành nước giải khát tại Việt Nam. Điều đó tạo thêm sự tự tin cho toàn bộ cán bộ công nhân viên Tân Hiệp Phát và tôi tin là cho cả các doanh nghiệp Việt khác".

Gia đình quyền lực Tân Hiệp Phát. 

Uyên Phương cũng chia sẻ thêm: "Hiện nay, chúng tôi đã và đang hoàn thiện bộ máy tổ chức, đầu tư cho chuyên gia nước ngoài sắp xếp lại quy trình để phân công rõ ràng vai trò, trách nhiệm của từng vị trí trong tổ chức. Bên cạnh đó là mở rộng nhà máy, đầu tư công nghệ, cải tiến sản xuất, đầu tư thương hiệu, đầu tư phát triển nhân sự, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, hiện nay chúng tôi có hơn 100 sản phẩm đang được nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu nhanh hơn chúng tôi sẵn sàng mở cửa cho các đối tác nước ngoài nếu họ có thể giúp chúng tôi đạt được mục tiêu nhưng không phải hợp tác để thôn tính. Quan trọng vẫn là sự quyết tâm của tổ chức, tiếp tục cải tiến, nỗ lực hoàn thiện từng ngày để đạt được mục tiêu". 

Quay trở lại với Tân Hiệp Phát, cùng với đó là những khủng hoàng truyền thông mà phải kể đến “vụ con ruồi”. Nhìn nhận một cách thực tế, đây là một biến cố đã ảnh hưởng vô cùng lớn đối với thương hiệu Dr Thanh nói riêng cũng như thương hiệu của những sản phẩm khác của Tân Hiệp Phát.

Một số thương hiệu khác sử dụng cách “trả tiền để mua sự im lặng” - cách này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều tổn hại về mặt kinh tế. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã chọn cách đối diện. Uyên Phương chia sẻ: “Tôi không tin mua sự im lặng sẽ có lợi hơn về mặt kinh tế như quan điểm của anh. Chúng tôi tin vào sản phẩm của mình. Nếu chúng tôi trả tiền, chúng tôi sẽ không biết sai ở chỗ nào, chúng tôi mất kiểm soát. Khi đó chúng tôi mới thật sự mất uy tín”.

Đó cũng là một trong số những phương châm kinh doanh cốt lỗi tạo nên uy tín của Dr Thanh và đưa thương hiệu Tân Hiệp Phát vươn đến "Khát vọng toàn cầu”.

Quốc Huy - Bảo Huy

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu