Phê duyệt đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030
(THPL) - Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm đổi mới toàn diện, căn bản công tác quản lý, phương thức tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, doanh nghiệp thông qua ưu tiên ứng dụng công nghệ số kết hợp phương thức truyền thống phù hợp.
Ngày 15/4/2025, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 766/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030".
Đổi mới công tác quản lý và tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm đổi mới toàn diện, căn bản công tác quản lý, phương thức tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, doanh nghiệp thông qua ưu tiên ứng dụng công nghệ số kết hợp phương thức truyền thống phù hợp. Bảo đảm cung cấp thông tin pháp luật nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, tiếp cận mọi đối tượng, tăng cường tương tác; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tối ưu chi phí, thực chất, đáp ứng tối đa nhu cầu tìm hiểu, học tập pháp luật của người dân, doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể, giai đoạn 1 (từ năm 2025 đến năm 2027): Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi, trong đó tập trung nghiên cứu, xây dựng trình dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (sửa đổi).

Nâng cấp, hoàn thiện Cổng Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia với chức năng chính là cung cấp thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng kho dữ liệu số phổ biến, giáo dục pháp luật dùng chung; thực hiện liên thông, kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu với các cổng, trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật của các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương, địa phương.
Phấn đấu ít nhất 80% người dân sinh sống tại khu vực thành thị và ít nhất 60% người dân sinh sống tại khu vực nông thôn được tiếp cận, tìm hiểu thông tin pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật thông qua các cơ sở dữ liệu, ứng dụng số, công nghệ số…
Giai đoạn 2 (từ năm 2028 đến năm 2030): Phấn đấu hoàn thiện việc nâng cấp Cổng Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, bảo đảm vai trò trung tâm cung cấp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, doanh nghiệp.
Phấn đấu ít nhất 90% người dân sinh sống tại khu vực thành thị và ít nhất 70% người dân sinh sống tại khu vực nông thôn được tiếp cận, tìm hiểu pháp luật thông qua các cơ sở dữ liệu, ứng dụng số, công nghệ số; 100% cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân tham mưu thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật được tập huấn kiến thức và kỹ năng chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật…
10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Quyết định cũng nêu rõ 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hoàn thiện chính sách, thể chế về chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; Chuyển đổi số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Hỗ trợ một số địa phương thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế; Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong thực hiện chuyển đổi số công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phổ biến pháp luật
Đáng chú ý, tại đề án sẽ thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phổ biến pháp luật. Theo đó, sẽ triển khai các hệ thống AI hỗ trợ tra cứu văn bản mới, cung cấp dịch vụ hỏi – đáp pháp luật tự động trong một số lĩnh vực cụ thể, đặc biệt ưu tiên nhóm đối tượng yếu thế và có tính năng hỗ trợ đa ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số.
Việc tích hợp và khai thác các công nghệ AI sẵn có từ các bộ, ngành và địa phương cũng sẽ được đẩy mạnh, phục vụ tốt hơn nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân và doanh nghiệp.
Việc phê duyệt và triển khai Đề án cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bắt kịp xu thế chuyển đổi số, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ tốt hơn quyền lợi của người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong thời kỳ phát triển số.
Tuấn Kiệt
Tin khác
Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế rà soát, báo cáo về vấn đề thuốc giả trước ngày 5/5
Người dân có thể tự kiểm chứng thuốc thật hay giả chỉ bằng vài cú click
Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc đón hàng vạn du khách về dâng hương
Thái Nguyên: Tiêu hủy gần 1 tấn chân gà rút xương và cá nục không rõ nguồn gốc
Bắc Ninh thông xe kỹ thuật tuyến đường tỉnh 277B kết nối Bắc Giang
Doanh nghiệp Việt còn nhiều dư địa tại thị trường Halal Indonesia
Chính thức khoan mũi cọc đầu tiên cầu đi bộ nghìn tỷ vượt sông Sài Gòn
(THPL) - Ngày 28/4/2025, mũi khoan cọc đầu tiên của công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn đã chính thức được thực hiện tại bờ sông Khu đô...28/04/2025 15:48:00Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
(THPL) - Chiều ngày 28/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới...28/04/2025 18:36:10Trùm Việc - Tuyển nhân viên sale với mức lương hấp dẫn
Trùm Việc tạo nên hệ sinh thái tuyển dụng công bằng và hiệu quả, nơi ứng viên tìm thấy việc làm phù hợp và nhà tuyển dụng tiếp cận...19/04/2025 15:02:00Chính phủ tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp mở rộng đầu tư tài chính quốc tế tại Việt Nam
(THPL) - Sáng ngày 28/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một...28/04/2025 15:52:23