17:59 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Mù Cang Chải: Người dân hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Minh Sang | 17:42 18/12/2023

Chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng ở Mù Cang Chải (Yên Bái) được triển khai và phát triển tích cực, góp phần trong tổng thu nhập của người dân nơi đây, đó còn là một nguồn thu nhập đáng kể giúp cải thiện một phần đời sống của nhân dân. Đồng thời nâng cao ý thức cho người dân trong công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng có hiệu quả.

Người dân hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng

Hiện nay, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải quản lý, bảo vệ rừng trên 14 xã thị trấn và hai xã Nậm Búng, Nậm Lành huyện Văn Chấn, diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, địa bàn rộng, địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, biên chế lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng, là vùng có gió Lào khô nóng, thời tiết thay đổi bất thường nên đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng.

Rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng trong sinh kế của bà con huyện Mù Cang Chải.

Chính vì vậy, để chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) phát huy tối đa hiệu quả đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng, Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến người dân các xã, những đối tượng trực tiếp tham gia, thụ hưởng chính sách chi trả DVMTR để đảm bảo môi trường rừng được bảo vệ và phát triển bền vững.

Với phương châm "lấy rừng để nuôi rừng", chính sách chi trả DVMTR  đã mang lại những lợi ích thiết thực, nâng cao nhận thức và huy động nguồn lực xã hội để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đồng thời, nâng cao vị thế, vai trò của môi trường rừng đến phát triển kinh tế - xã hội, tạo mối liên kết, cộng đồng trách nhiệm của chủ rừng với đơn vị sử dụng môi trường rừng, giảm đáng kể đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

Huyện vùng cao Mù Cang Chải hiện có trên 80.446 ha rừng; trong đó, diện tích rừng tự nhiên trên 58.000 ha, rừng trồng trên 21.563 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 67,16%. Đây là nơi dự trữ nguồn nước cung cấp nước cho các lưu vực như: sông Đà, sông Hồng, Nậm Tha…và cũng là nguồn thu DVMTR từ các nhà máy thủy điện.

Lễ phát động chiến dịch trồng rừng

Năm 2022, Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải đã chi trả tiền DVMTR cho 94 chủ hợp đồng nhận khoán đã nhận khoán bảo vệ rừng với số tiền trên 28 tỷ đồng. Như vậy, chính sách không chỉ góp phần nâng cao nhận thức xã hội về giá trị phòng hộ của rừng mà còn trực tiếp tạo thêm nguồn thu nhập cho người làm nghề rừng, góp phần tích cực trong việc ổn định đời sống của nhân dân.

Chính sách chi trả tiền DVMTR được triển khai đã tạo bước phát triển tốt, tăng thu nhập cho người dân. Với đơn giá đầu tư cho một ha bảo vệ khá cao từ 322.102 đồng/ha ở lưu vực Sông Đà; 28.612 đồng/ha ở lưu vực Sông Hồng (năm 2012); 79.500 đồng/ha (năm 2016) ở lưu vực Nậm Tha đến nay đã tăng lên 800.000 đồng/ha.

Bên cạnh những hiệu quả đạt được, việc chính sách chi trả DVMTR ở Mù Cang Chải cũng gặp không ít khó khăn như: Nguồn thu lớn nhưng mức chi cho các chủ rừng còn chưa cao; sự điều tiết tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh có sự chênh lệch lớn, gây nên nhiều sự thắc mắc giữa các đối tượng được thụ hưởng; nhận thức của một số nhân dân còn hạn chế, vẫn còn tình trạng canh tác nương rẫy không tập trung và chưa được quy hoạch chặt chẽ; tình trạng thả rông gia súc phá hoại rừng non còn diễn ra ở các bản, xã; người dân tự ý trồng xen những cây dược liệu, cây sơn tra, thảo quả, xa nhân vào trong rừng phòng hộ không có kế hoạch, không báo cáo chính quyền địa phương, chủ rừng; tình trạng người dân chặt cây tươi làm củi vẫn còn diễn ra làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng…

Người dân hăng hái tham gia dự án ‘Cộng đồng thanh âm xanh’.

Để khắc phục những khó khăn trên, hằng năm Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải tổ chức các hội nghị tuyên truyền, ký hợp đồng bảo vệ rừng, ký cam kết phòng cháy, chữa cháy rừng đến nhóm hộ, chủ hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng; phối hợp với chính quyền địa phương các xã, thị trấn chỉ đạo tổ xung kích tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng.

Đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải cùng phối hợp với Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh tiếp tục bổ sung, mở rộng nguồn thu từ các đối tượng sử dụng DVMTR trên địa bàn; từ đó, nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao và đặc biệt tạo động lực bảo vệ rừng và môi trường rừng ngày càng trở nên khởi sắc.

Có thể nói, chính sách chi trả DVMTR được triển khai ở Mù Cang Chải đã góp phần trong tổng thu nhập của người dân, đây là một nguồn thu nhập đáng kể để cải thiện một phần đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống gắn bó với rừng, đóng góp vào công tác ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo của huyện, từng bước nâng cao ý thức người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Giữ rừng – nguồn tài nguyên quý giá

Từ xưa tới nay, rừng được coi là tài sản quý báu là bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người và được ví như ‘Rừng vàng, biển bạc’.Trong những năm qua, Ban quản lý rừng phòng hộ đã không ngừng tuyên truyền và phổ biến pháp luật, tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ tốt vốn rừng hiện có; phối hợp với chính quyển địa phương tổ chức trồng, chăm sóc rừng theo kế hoạch được giao; tổ chức phương án, kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng; tu sửa, hệ thống đường ranh cản lửa, đường bao lô, bao khoảnh; tổ chức các hội nghị tuyên truyền bảo vệ rừng, ký cam kết phòng cháy chữa cháy rừng đến các thôn bản, chủ hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng; phối hợp với chính quyền địa phương các xã, thị trấn chỉ đạo các tổ xung kích tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô hanh; tăng cường đôn đốc kiểm tra, tuần tra chống chặt phá, lấn chiếm rừng và buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép.

Rừng là ‘vàng’ bảo vệ rừng chính là bảo vệ lợi ích cho nhân dân, đặc biệt là những hộ dân sinh sống nhờ vào rừng. Trong những năm qua, Ban quản lý rừng phòng hộ luôn tích cực bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến, tái sinh trong giai đoạn 2021-2026 là trên 3 nghìn ha; chăm sóc rừng các năm trên 220 ha; trồng rừng phòng hộ trên 200 ha; gieo tạo và chăm sóc 400.000 cây giống lâm nghiệp các loại phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2023. Đặc biệt, xây dựng hồ sơ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp năm 2023 các loại cây như: pơ mu, thông, sơn tra, vối thuốc, sa mộc, chắp tay,... đã được các cấp chính quyền quan tâm và phê duyệt.

Vườn ươm cây giống.

Người dân hưởng lợi từ rừng thì sẽ tích cực bảo vệ rừng và phát triển rừng. Song song với đó, cùng với chính quyền địa phương các xã nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triến rừng, đã xây dựng phương án bảo vệ rừng, PCCCR cấp xã. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triên rừng, PCCCR nâng cao nhận thức của nhân dân. Đặc biệt, nhân dân cũng đã tích cực trong việc ký và thực hiện cam kết bảo vệ rừng và PCCCR.

Đồng thời xây dựng mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, các mô hình nông, lâm kết hợp và phát triển du lịch sinh thái: Mô hình trồng cây thuốc,dược liệu; mô hình chăn nuôi, trồng trọt dưới tán rừng kết hợp theo hình thức du lịch trang trại… từ đó mang lại nhiều lợi ích từ rừng cho người dân bản địa.

Minh Sang

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu