06:07 ngày 20/07/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

(THPL) - Mô hình “Giảng đường doanh nghiệp” được đề xuất nhằm giúp sinh viên rút ngắn khoảng thời gian để ra trường và có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

1
3

Trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập phát triển, việc rút ngắn khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách giúp sinh viên thích ứng nhanh hơn với công việc khi ra trường đi làm. Do đó, mối gắn kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp là rất quan trọng, xuất phát từ yêu cầu khách quan của quy luật. kinh tế, quy luật cung cầu, đảm đảm bảo hài hòa lợi ích.  

Có thể khẳng định rằng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo ở giảng đường, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng đầu vào của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và củng cố mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và là đòi hỏi của xã hội.

Empty

Thực tế cho thấy, hiện nay một bộ phận doanh nghiệp đã chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo để tìm kiếm nhân lực, “đặt hàng” nhân lực chất lượng cao và đồng hành cùng nhà trường trong quá trình đào tạo. Về phía trường cơ sở giáo duc, ngoài việc gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo với việc làm, tuyển sinh với tuyển dụng thông qua ký kết hợp tác đào tạo, hội chợ việc làm … nhiều trường còn thành lập các quỹ học bổng, sân chơi khởi nghiệp nhằm mang đến cơ hội tự tạo việc làm, xây dựng bản lĩnh cho sinh viên.  

Một số trường đại học bước đầu hướng chương trình đào tạo của mình theo nhu cầu của doanh nghiệp bằng cách tham khảo ý kiến doanh nghiệp về chương trình đào tạo, mời các doanh nhân tham gia vào một số chương trình giảng dạy, trao đổi ý kiến, hướng nghiệp....

Empty

Trường Đại học Nguyễn Trãi đã làm khá tốt mô hình này. Nhà trường đã ứng dụng mô hình đào tạo kép gắn liền và đồng hành cùng doanh nghiệp theo chuẩn mô hình đào tạo của các quốc gia có nền giáo dục phát triển: Đức, Hàn, Nhật, Úc… Với kiên định chiến lược hợp tác với các trường đại học, các doanh nghiệp danh tiếng ở trong và ngoài nước để thúc đẩy công tác đào tạo, nghiên cứu và tạo việc làm cho sinh viên.

Trường ĐH Nguyễn Trãi đã thúc đẩy các nội dung học tập luôn gắn liền giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn, kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để sinh viên luôn chủ động trong học tập và chinh phục các nhà tuyển dụng khi đang học hay đã tốt nghiệp.

4

Có nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo đại học, TS Nguyễn Tiến Luận - Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi cho hay: “Các trường đại học, cao đẳng dù đổi mới, nâng cao chất lượng đến đâu, nhưng nếu không gắn với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp thì khó có thể thành công. Bởi lẽ, không ai hiểu rõ doanh nghiệp cần gì bằng chính nhà tuyển dụng”. 

TS. Nguyễn Tiến Luận đánh giá rằng: “Hầu hết các nhà tuyển dụng đều mong muốn sinh viên khi tốt nghiệp, không chỉ cầm trong tay tấm bằng đẹp, kỹ năng mềm tốt… mà quan trọng nhất là phải làm được việc để rút ngắn thời gian đào tạo lại. Doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhà trường trong việc đào tạo sinh viên được tiếp cận với thực tế môi trường làm việc. Để làm được điều đó, vấn đề quan trọng ở đây là cần thiết lập được mối quan hệ tương tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp”.

8

Tại Trường ĐH Nguyễn Trãi việc kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp đã giúp sinh viên có cơ hội ‘đi thực tế - học thực chiến’ tại doanh nghiệp, được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà không cần tới sách vở. Đặc biệt, một số bạn sinh viên có việc làm ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.   

Chia sẽ về kinh nghiệm phát triển Mô hình ‘Giảng đường doanh nghiệp, đại diện Trường ĐH Nguyễn Trãi: “Sau mỗi học kỳ, chúng tôi đã đưa sinh viên vào các doanh nghiệp để thực tế, tham quan, làm quen với môi trường, tác phong làm việc công sở. Kết quả cho thấy sinh viên không chỉ hiểu hơn về văn hóa môi trường doanh nghiệp mà còn hứng thú hơn trong quá trình học tập. Về phía giảng viên, hiện trường có khoảng 20% giảng viên, cán bộ quản lý xuất phát từ doanh nghiệp. Giảng viên khi đưa sinh viên đi thực tập cũng cần hiểu quy trình làm việc tại các doanh nghiệp để đồng hành cùng các em. Hàng năm, chúng tôi vẫn rà soát lại chương trình để có những điều chỉnh cho phù hợp với thục tế.

7

Bước đầu, 96% sinh viên được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp với thu nhập cao; Doanh nghiệp đánh giá rất cao chất lượng sinh viên. Hiện nay, sinh viên nhà trường đủ khả năng tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc từ 6 tháng đến 12 tháng, được nhận chứng chỉ thực tập sinh quốc tế. Đây là thành tựu, kết quả sau thời gian triển khai Mô hình ‘giảng đường doanh nghiệp’ của nhà trường”. 

Có thể thấy, tăng cường thực hành trong chương trình đào tạo nói chung và ‘Giảng đường doanh nghiệp’ nói riêng đã mang đến nhiều lợi ích cho sinh viên. Học tập ngay tại môi trường làm việc chuyên nghiệp giúp các bạn có thêm góc nhìn mới về nghề nghiệp mà bản thân đang theo đuổi. Các kỹ năng nghiệp vụ cũng được nâng cấp.  Ngoài kiến thức chuyên môn, những bài học thực tế về thái độ, phong cách làm việc, ứng xử trong môi trường công sở sẽ là hành trang nghề nghiệp vững chắc cho sinh viên sau khi ra trường.  

Trên cơ sở đó, các cơ sở đào tạo sẽ cụ thể hoá và tìm kiếm những con đường riêng phù hợp với đặc thù đào tạo của nhà trường. Đồng thời, nhà trường và doanh nghiệp cần phải có những giải pháp đồng bộ và tối ưu nhằm xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững này./.

27/05/2024