12:52 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Thượng tá Bùi Thanh Sơn: 35 năm gắn bó với màu áo chiến sỹ cảnh sát hình sự

14:32 16/03/2017

(THPL) - Hơn 35 năm làm cảnh sát hình sự cũng là ngần ấy thời gian anh đã cùng đồng đội phá nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh trật tự. Anh là Thượng tá Bùi Thanh Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh, người được cán bộ, chiến sĩ trong ngành gọi bằng cái tên trìu mến “Sơn du kích”.

Mới đây nhất, ngày 6/2, nhận được tin báo về vụ giết người, phi tang tại ấp 1, xã Phước Bình, huyện Long Thành, cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh đã nhanh chóng vào cuộc. Chỉ sau 3 ngày điều tra, đến chiều 9-2 đối tượng Huỳnh Ngọc Phương (sinh năm 1985) đã bị bắt giữ khi đang làm việc tại khu công nghiệp Mỹ Xuân 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua đấu tranh khai thác, Huỳnh Ngọc Phương thừa nhận hành vi giết chị Trần Thị Thanh Hoàng (tên thường gọi là Hồng) sau đó, đưa qua huyện Long Thành phi tang.

Đây chỉ là một trong số các vụ trọng án xảy được Cảnh sát hình sự Công an tỉnh nhanh chóng điều tra làm rõ. Đằng sau chiến công đó, hàng chục cán bộ, chiến sĩ đã phải làm việc ngày đêm không nghỉ. Trong đó, phải kể đến hình ảnh của một người trực tiếp chỉ huy cần mẫn “Sơn du kích”. Cái tên “Sơn du kích” được mọi người đặt cho anh từ khi còn là một cán bộ trinh sát trẻ. “Anh em trong ngành thường gọi tôi là “Sơn du kích”. Trong những năm tháng làm việc, có khi tôi hóa thân trở thành một anh nông dân, một người bán ve chai, một người bán vé số dạo hoặc anh du kích ở ấp, ở xã để nắm tình hình phá án. Do đó, cái tên mà mọi người đặt như vậy là gần gũi trìu mến”, Thượng tá Sơn cho biết.

Thượng tá Bùi Thanh Sơn

Hoài bão được khoác trên người màu áo chiến sỹ công an khi còn ngồi trên ghế nhà trường, với ước mơ được phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, góp một phần nhỏ sức lực của mình để bảo vệ an ninh trật tự tại thành phố Biên Hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. Chiến sỹ hình sự luôn phải đối đâù với những mạo hiểm, gian nan và thử thách, ẩn danh, bám đối tượng để hoàn thành nhiệm vụ mà đơn vị giao phó.

Mỗi một nhiệm vụ, mỗi một thời điểm thì các đối tượng sẽ có nhiều thủ đoạn và biện pháp ranh ma khác nhau để trốn tránh hành vi phạm pháp của mình. chính vì vậy bằng những kinh nghiệm xương máu, bằng những nghiệp vụ được đào tạo, bằng tình đồng chí đoàn kết quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, chính điều này đã tạo nên một đồng chí Sơn “du kích” như ngày nay.

Vào nghề năm 1982, đến nay, Thượng tá Bùi Thanh Sơn đã có hơn 35 năm gắn bó với nghề. Trong chừng ấy thời gian anh không hề chùn bước trước các vụ án gay go, phức tạp nào và sẵn sàng có mặt bất cứ địa bàn nào khi có lệnh; khi phá án luôn chắn chắn, an toàn tối đa cho người dân, đồng đội và chính mình. Đến nay mặc dù đảm nhiệm vị trí lãnh đạo nhưng “máu du kích” của người lính hình sự lúc nào cũng sôi sục trong anh.

Theo thượng tá Sơn, mặc dù các vụ trọng án xảy ra trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đều nhanh chóng được cảnh sát hình sự phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác của Công an tỉnh và Bộ Công an làm rõ. Thế nhưng anh cho rằng: “Tuy các vụ trọng án chúng tôi đều điều tra làm rõ 100% nhưng tôi cho đó chưa phải là chiến công mà chiến công lớn hơn nữa là sự bình yên của nhân dân, tội phạm ít xảy ra và không xảy ra khi đó mới là chiến công. Để làm được điều đó chúng tôi phải tập trung hơn nữa công tác phòng ngừa để giảm tội phạm, mọi người được hạnh phúc”.

Trăn trở của thượng tá Bùi Thanh Sơn cũng là trăn trở của nhiều người dân hiện nay. Bởi thực tế không chỉ còn nhiều tội phạm mà tội phậm càng trẻ hóa và gây án ngày càng manh động. Do đó, ngoài các giải pháp đấu tranh trấn áp của ngành công an thì để giảm tội phạm cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng, nhất là việc thực hiện công tác phòng ngừa bằng giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội. 

Nhóm PV

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu