13:37 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Terra - Dự án công nghệ mới, bước tiến mới của ngành thương mại điện tử

17:34 07/01/2019

(THPL) - Mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đã trở thành một thói quen phổ biến của nhiều người trên thế giới.

Một số chọn mua hàng trực tuyến để thuận tiện, số khác vì giá cạnh tranh được cung cấp bởi một số nền tảng thương mại điện tử. Việc thanh toán khi mua sắm cũng dần chuyển dịch từ việc dùng tiền mặt sang thanh toán điện tử. Phổ biến có thể kể đến PayPal, là phương thức thanh toán ưa thích của những người mua sắm trực tuyến trên toàn thế giới, vì hơn 40% người mua hàng trực tuyến đã khẳng định sử dụng phương thức này. Thẻ tín dụng truyền thống hiện đứng thứ hai với tỷ lệ sử dụng 31%, tiếp theo là thẻ ghi nợ.

Với những ưu thế không bàn cãi về sự tiện lợi và chi phí thấp, thương mại điện tử đã có sự bùng nổ trong những năm qua. Tuy nhiên, càng phát triển mạnh sự cạnh tranh giữa các nền tảng thương mại điện tử lại trở nên khốc liệt hơn. Bài toán gốc về vấn đề chi phí trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp này để có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như giữ vững được thị phần.

Bài toán chi phí cạnh tranh thương mại điện tử

Tăng trưởng bùng nổ của Fintech 2017 - 2018

Với nhu cầu mua sắm ngày càng tăng, các nền tảng thương mại điện tử đang đối mặt với chi phí giao dịch bị đội lên rất cao từ các cổng trung gian thanh toán như Paypal, Visa hay Master Card,... Hiện đã có nhiều nhà bán lẻ dừng hoạt động bán hàng trực tuyến do những chi phí ẩn của thương mại điện tử. Giải pháp lúc này cho các doanh nghiệp là tự phát triển cổng thanh toán riêng để giảm chi phí từ bên thứ ba. Ví dụ như Samsung, Tencent, Alibaba, Ebay... lần lượt tự xây dựng các ứng dụng Samsung Pay, Wechat Pay, Alipay, Paypal… Phương thức này trong ngắn hạn có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nhưng về lâu dài sẽ không giải quyết triệt để bài toán chi phí.

Giải pháp ứng dụng mới trong thương mại điện tử

Hiện nay, đã có những nền tảng thương mại điện tử áp dụng công nghệ mới, sử dụng công nghệ làm phương tiện thanh toán trung gian, giảm tối đa chi phí cho doanh nghiệp bằng cách xoá bỏ hoàn toàn các rào cản chi phí từ các bên thứ ba.

Một trong số các dự án tiềm năng tạo ra sự đột phá trong thanh toán trực tuyến cũng đang được rất nhiều các quỹ đầu tư lớn chú ý như dự án Terra Money, đứng đằng sau là tập đoàn thương mại điện tử TMON Hàn Quốc, đang chuẩn bị ra mắt một phương thức thanh toán có tên là TerraX, được giao dịch bằng cách sử dụng stablecoin và có thể cung cấp lợi ích của các loại tiền kỹ thuật số mà không có biến động. Token Terra sẽ được hỗ trợ bởi token thứ hai có tên Luna, mà giá trị của nó đến từ phí giao dịch trên nền tảng của Terra.

Đồng sáng lập Terra, Daniel Shin là người có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành công nghiệp thương mại điện tử của Hàn Quốc, từng điều hành TMON - trang web thương mại điện tử bắt đầu như là cổng thông tin bán vé Ticket Monster. TMON, đứng sau Terra, là một trong những nền tảng thương mại điện tử đã gia nhập Terra Alliance - một nhóm đã cam kết giới thiệu Terra như một lựa chọn thanh toán trên trang web của họ.

Các công ty khác như Carousell, Pomelo Fashion, Qoo10, và Tiki ở Đông Nam Á, cũng như Althea và Woowa Brothers ở Hàn Quốc, cũng đã đăng ký. Tổng cộng, Terra đã có 15 đối tác toàn cầu trong Liên minh, với 40 triệu khách hàng và 25 tỷ đô la doanh thu hàng năm giữa họ. "Mục tiêu của chúng tôi là phát triển liên minh để đạt doanh thu hàng năm 150 tỷ đô la vào năm 2022", ông Daniel Shin cho biết.

Co-founder Terra Danial Shin tuyên bố rằng hệ thống của Terra có thể cung cấp các giao dịch an toàn hơn cho các trang web thương mại điện tử, với chỉ một phần chi phí mà họ hiện đang trả cho các công ty thẻ tín dụng và các nhà cung cấp thanh toán khác.

“Nếu một đối tác thương mại điện tử hàng năm chi trả hơn 125 triệu đô la Mỹ chỉ trong phí giao dịch thẻ tín dụng, Terra có thể giúp đối tác đó tiết kiệm 100 triệu đô la Mỹ”, Shin chỉ ra. “Ngoài ra, do mô hình của Terra vốn đã bao gồm giảm giá khách hàng, chúng tôi dự kiến ​​tăng doanh số bán hàng ngay lập tức và tăng thị phần cho các nền tảng tham gia.”

Daniel Shin sáng lập TMON - Nền tảng thương mại điện tử đứng sau Terra

2018 đánh dấu thêm một năm đại thành công cho các công ty thương mại điện tử Việt Nam. Các công ty thương mại điện tử Việt Nam liên tục được rót các khoản tiền khủng từ các quỹ đầu tư quốc tế. Một đối tác trong liên minh thương mại điện tử của Terra, Tiki đã nhận đầu tư từ tập đoàn JD, bổ sung vào khoảng 44 triệu USD đã nhận trong năm 2017. Đến tháng 9/2018, công ty này tiếp tục nhận thêm 122 tỷ đồng từ VNG.

Theo nhận định của Google và quỹ đầu tư Temasek trong một nghiên cứu công bố hồi tháng 11 dự báo ngành thương mại điện tử Việt Nam từ nay đến 2025 sẽ đạt mức tăng trưởng lên tới 43%, cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Với tham vọng mở rộng tại Việt Nam, Terra ngoài việc đối tác với Tiki, mới đây cũng đã hợp tác với Insight Group, một công ty hỗ trợ startups và hoạt động cộng đồng, nhằm mục đích triển khai các hoạt động chính thức của Terra tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.

Với một hệ sinh thái rộng lớn và lượng người dùng đông đảo của các đối tác trong liên minh thương mại điện tử, Terra hy vọng thay đổi góc nhìn của thế giới về khả năng ứng dụng thực tế của công nghệ tiền kỹ thuật số. Tiềm năng phát triển thực tế của dự án này cũng đang hấp dẫn rất nhiều quỹ đầu tư lớn và các đối tác trong lĩnh vực blockchain tham gia.

Ngân An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu