22:29 ngày 23/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Sóc Trăng: Nước sạch sinh hoạt nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới

09:09 02/01/2018

(THPL) - (THPL) - Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ dân số khu vực nông thôn sử dụng nước sạch đang được các cấp, ngành của tỉnh, Trung tâm Nước sạch& vệ sinh môi trường nông thôn đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao tỷ lệ hộ dân được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh, triển khai đồng bộ và hiệu quả. Bên cạnh đó, đã góp phần nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; luôn nâng chất - chất lượng cuộc sống vùng nông thôn thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

ĐBSCL là vùng hiện nay có 75,82% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong đó tỉnh Sóc Trăng đã triển khai xây dựng các trạm cấp nước nông thôn cho các địa phương về cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn của tỉnh trong những năm gần đây, vấn đề nước sạch phục vụ người dân vùng ngoại thành được đặc biệt quan tâm, triển khai mạnh mẽ. Những công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân nông thôn. Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,5% (khoảng 260.086 hộ), trong đó có 51% người dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt chuẩn (khoảng 136.086 hộ).

152325385
Nước sạch sinh hoạt nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới ở Sóc Trăng.

Theo ông Nguyễn Thành Được, Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, chia sẽ nhờ sự quan tâm của các cấp bộ, ngành từ Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các ngành có liên quan. Bên cạnh đó, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho trung tâm thực hiện khá tốt trong công tác cấp nước. Điển hình, năm 2017 đã đầu tư xây dựng mới 3 trạm cấp nước tập trung, gồm: trạm Xuân Hòa - An Lạc Tây, trạm An Thạnh 2 và trạm Tổng Cáng; nâng cấp trạm Hòa Tú 2, mở rộng tuyến ống các công trình cấp nước hiện có cho 19 xã với tổng chiều dài tuyến ống gần 164km, phục vụ cho 6.340 hộ dân. Ngoài ra, Trung tâm đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân nằm trên tuyến ống tham gia kết nối mới được 9.309 đồng hồ nước.

Mặc dù, trong quá trình thực hiện, trung tâm vẫn còn gặp một số khó khăn, bất cập như: việc triển khai đầu tư cho một số xã điểm xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn chế; huy động nguồn lực của khối doanh nghiệp tư nhân tham gia là chưa cao, nguyên nhân do lĩnh vực này còn mang tính phúc lợi xã hội, khó có lợi nhuận; tỷ lệ người dân tộc thiểu số và tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh khá cao, làm hạn chế khả năng tham gia kết nối đồng hồ nước hoặc sử dụng nước rất ít và khó thu tiền nước.

Thế nhưng, trung tâm đã thực hiện một số giải pháp phi công trình, như: tăng cường huy động các nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tăng cường công tác duy tu bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư đưa vào sử dụng trước đây nhằm tăng tuổi thọ cho công trình; tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo việc khai thác nguồn nước ngầm hợp lý; tăng cường việc phân cấp quản lý để đảm bảo các đơn vị thực hiện chủ động trong việc quản lý các công trình cấp nước; đa dạng hóa các công nghệ cấp nước, mở rộng tối đa công suất đảm bảo việc cấp nước đến hộ gia đình, từng bước hạn chế việc phát triển các công trình cấp nước bằng các giếng khoan có đường kính nhỏ nhằm cung cấp nước ổn định và lâu dài; thường xuyên tổ chức kiểm tra để đánh giá theo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế về nước dùng cho sinh hoạt; tổ chức đào tạo để nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật xây dựng, vận hành các công trình cấp nước.

Được biết, theo kế hoạch năm 2018, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu có 98% tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và có 54% tỷ lệ dân nông thôn được cấp nước sạch đạt Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế. Để đạt mục tiêu này, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục thực hiện một số giải pháp, như: huy động các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương, doanh nghiệp; các tổ chức trong và ngoài nước để ưu tiên đầu tư các công trình mở rộng mạng cấp nước sinh hoạt đối với những vùng gần các công trình cấp nước đang hoạt động. Bên cạnh đó, tham mưu lãnh đạo tỉnh đẩy mạnh công tác xã hội hóa về nước sạch nông thôn để huy động nguồn lực đầu tư các công trình cấp nước nông thôn…

Theo bà Kim Thị Thanh, ngụ tại thị xã Vĩnh Châu, hớn hở chưa sẽ :Kể từ khi được Nhà nước hỗ trợ nước sinh hoạt bằng hình thức kéo dài đường ống và lắp đặt đồng hồ nước, gia đình chúng tôi không phải vất vả trong dùng nước sinh hoạt. Trãi qua gần 20 năm, gia đình tôi mới có cơ hội dung nước sạch mà không phải vất vả đi gánh xa…thật vậy,  niềm vui khó tả của những người dân sau khi được thụ hưởng nguồn nước sạch từ Quyết định 755 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này luôn được triển khai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng một cách hiệu quả và thiết thực.

Như vậy, tạo điều kiện thuận lợi để nhiều người dân được tiếp cận với nước sạch cũng là góp phần vào việc để địa phương Sóc Trăng hoàn thành tiêu chí nước sạch theo "Chương trình xây dựng nông thôn mới" lồng ghép đầu tư xây dựng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với các chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu