11:29 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nghệ An: Xã Cao Sơn - Một chặng đường đổi mới!

15:17 05/06/2020

(THPL) – Nhiều năm qua, Cao Sơn vẫn là xã miền núi nghèo của huyện Anh Sơn, Cao Sơn tỉnh Nghệ An. Xã Cao Sơn có diện tích 27,43 km², dân số năm 1999 là 4950 người, mật độ dân số đạt 180 người/km². Với tổng diện tích đất tự nhiên trên 3 ngàn héc-ta, chủ yếu đất nông nghiệp và lâm nghiệp; cơ sở hạ tầng giao thông đi lại khó khăn, mùa mưa lũ bị chia cắt, đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang, lầy thụt, độ chua cao nên ảnh hưởng đến năng suất các loại cây trồng...

Trụ sở UBND xã Cao sơn ngày một đổi mới khang trang :

Nhìn lại một chặng đường vươn lên từ một vùng quê nghèo!

Trong hiệm kỳ (2015 - 2020), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cao Sơn đã nỗ lực phấn đấu đổi mới toàn diện: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện rõ rệt đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của nhân dân, không còn hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 Lãnh đạo huyện nhà dự lễ cắt băng khánh thành cổng làng vào xã Cao Sơn :

Năm 2019 Cao Sơn được Đảng bộ cấp trên công nhận “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu”; sự  kiện này đã đánh một mốc son quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ xã Cao Sơn trong suốt gần 70 năm qua.năm 2020 đã trở thành xã khá toàn diện của huyện Anh Sơn.

Trước những khó khăn của xã nghèo, Đảng bộ, Chính quyền xã Cao Sơn đã xác định phát triển kinh tế là trọng tâm để tạo bước phát triển toàn diện về mọi mặt. Đến nay, kinh tế phát triển nhanh và khá toàn diện: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,5%; cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại, gia trại có sự chuyển dịch tích cực. Diện tích vùng lúa thâm canh đạt hiệu quả cao đạt 6-7 tấn/ ha, đạt 100% so với kế hoạch. Cơ cấu lại bộ giống lúa mới phù hợp với từng vùng sản xuất, đem lại năng suất cao; cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa được áp dụng ở hầu hết các thôn. Hình thành một số vùng sản xuất, mang lại sự khởi sắc đáng mừng: Chè Gay Cao Sơn đạt tiêu chuẩn VietGap an toàn, được UBND tỉnh xếp hạng 3 sao thuộc chương trình OCOP. Mô hình trồng hoa bước đầu đã đem lại hiệu quả. Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 1550 tấn, dự kiến sản lượng năm 2020 cao hơn năm 2015 là 70 tấn; Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ước tính đạt 5%; đã có một số mô hình nuôi lợn rừng, lợn siêu nạc được được phát huy.

Dịch vụ thương mại được quan tâm mở rộng; tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 49,406 tỷ đồng, tăng 12 lần so với năm 2015; một số  điểm hoạt động dịch vụ chè xanh, dịch vụ ăn uống có chiều hướng phát triển tốt và kết hợp với chợ nông thôn tạo thành mạng lưới thương mại rộng khắp trên địa bàn, tạo điều kiện trao đổi, giao lưu hàng hoá, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. 

Lãnh đạo huyện cắt băng khánh thành Trụ sở làm việc,Nhà văn hóa xã Cao Sơn:

Tỷ trọng ngành nông, lâm trong GRDP giảm từ 70,1.% năm 2015 xuống còn 63,3% năm 2020; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,7.% lên 12,4%; tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 15% lên 24,3%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản tăng  4% (từ  59% năm 2015 lên 63% năm 2019);  tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ  3% lên 5 %, vượt mục tiêu đề ra.

Để tạo động lực phát triển kinh tế, Đảng Ủy xã chủ trương huy động nội lực và ngoại lực. Trong 5 năm tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 67,55 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đại hội (55%); Trong đó trụ sở làm việc 8,1 tỷ; trường Mầm non gần 15 tỷ; xây dựng 16 cầu/cống lớn nhỏ hơn 11,1 tỷ; Xây dựng đường bê tông, đường nhựa 12,7 tỷ (12,5 km, trong đó 1,3km đường nhựa, 11,2 km đường B tông) ; Mở rộng và cấp phối đá 68 km trị giá hơn 700 triệu đồng; tu tạo, xây dựng mới 7 ngôi đền trị giá gần 1,5 tỉ đồng, xây dựng ba cổng làng, khôi phục 5 giếng làng trị giá hơn 700 triệu đồng...; Xây dựng chợ Cây Nhãn, chợ Tổng Diệm, 9 nhà văn hóa, Trạm y tế ...gần 15 tỷ đồng... chưa kể xây dựng Đập Kình Bật thôn 3 hơn 20 tỷ đồng (do Quân khu 4 làm chủ đầu tư).

Sau 5 năm tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả quan trọng: Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp, mở rộng ngày càng khang trang; nhiều mô hình sản xuất mới trong nông thôn được hình thành; đời sống người dân có nhiều cải thiện; dân chủ xã hội được mở rộng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố. Đến hết năm 2019, tổng nguồn vốn thực hiện đạt 67,55 tỷ đồng (chưa kể hơn 20 tỷ đồng xây dựng đập Kình Bật); xã đã đạt 15 tiêu chí (tăng 8 tiêu chí so với năm 2015).

Lĩnh vực văn hóa, xã hội và giáo dục đạt nhiều kết quả. Hiện toàn xã có 10/10 thôn đạt danh hiệu Làng văn hóa, gần 85% số hộ  đạt gia đình văn hóa, 75% - 85 % số hộ đạt gia đình thể thao.

 Xây dựng mới 3 cổng làng, tôn tạo nâng cấp 7 Di tích văn hóa, 5 cụm cột cờ góp phần nâng cao giá trị giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết trong nhân dân... Hoạt động y tế thôn bản được đẩy mạnh, tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt 100%, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo, 100% người dân có bảo hiểm y tế theo chương trình xã đặc biệt khó khăn. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, bậc học bước đầu thu được kết quả  khá tốt. Hàng năm, xã có 98% học sinh tốt nghiệp các cấp, gần 20 % học sinh giỏi. Hiện nay xã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia.

 Lãnh đạo huyện nhà dự lễ cắt băng khánh thành Cầu Cộc Trâm và trao bằng khen cho nhân dân dân thôn 6 xã Cao Sơn:

Nhiệm kỳ qua, các Nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phương được cấp ủy quan tâm chỉ đạo, 4 năm liên tục xã được xếp loại vững mạnh toàn diện. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được coi trọng, tỷ lệ giải quyết đơn thư hàng năm đạt trên 80- 85%... Tập trung xây dựng, củng cố quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, chất lượng công tác quốc phòng - an ninh của xã được nâng lên; tiếp nhận lực lượng công an chính quy về làm việc tại xã có chất lượng, duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu;

An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; xây dựng mô hình “Tiếng kẻng bình yên”, triển khai nghiêm túc các chủ trương của cấp trên về lĩnh vực an ninh, trật tự; lực lượng công an được quan tâm xây dựng, củng cố và chỉ đạo các mặt công tác. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã nghiêm túc tổ chức học tập, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn với xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong Đảng và nhân dân.

Ban Chấp Hành Đảng bộ luôn chú trọng sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; ban hành đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở xã và đội ngũ cán bộ các thônCấp ủy và UBKT đã kịp thời triển khai, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, qui định, hướng dẫn của cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; xây dựng quy chế làm việc của UBKT; xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy và UBKT theo Điều 30, Điều 32 của Điều lệ Đảng. Đội ngũ làm công tác dân vận đã có nhiều cố gắng, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình nhân dân, tăng cường tiếp xúc, đối thoại, giải quyết các kiến nghị của nhân dân, được cấp ủy các cấp quan tâm, đẩy mạnh, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.

Một số cấp ủy, chi bộ đã có những cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nhiều điển hình tiên tiến gắn với các phong trào quần chúng, đặc biệt là phong trào ngày chủ nhật xanh, phong trào thi đua “thắp sáng miền quê”, phong trào học tập: “Bãi Gỗ, Bầu Đung; giao thông Cao Sơn trên đà thắng lợi”. phong trào xóa đói giảm nghèo, phong trào thi đua “Nghệ An làm theo lời Bác dặn” từng bước được lan tỏa. Đặc biệt toàn thể hệ thống chính trị và nhân dân đã thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Thắp sáng miền quê”, do UBND xã phát động tháng 11 năm 2017 đã tạo động lực mãnh mẽ phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất nông nghiệp, năng lực nội sinh... hơn hết là thắp sáng thêm nghị lực cho mỗi cán bộ đảng viên...; xây dựng khối đoàn kết trong đảng và sự đồng thuận của nhân dân... góp pần xây dựng quê hương giàu đẹp. 

Hội đồng nhân dân duy trì và tổ chức các kỳ họp theo đúng luật định; chất lượng các kỳ họp HĐND được nâng lên; ban hành các Nghị quyết sát với tình hình của địa phương.

 Trang trại chăn nuôi lợn hộ bà Nguyễn Thị Xuân thôn 8, xã Cao Sơn 

Các chủ trương, nghị quyết được cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm; Làm tốt công tác thu hút các nguồn lực của cấp trên, triển khai xây dựng cơ bản với quy mô lớn, chất lượng cao. Công tác quản lý nhà nước và điều hành của UBND xã có nhiều đổi mới trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, quản lý xã hội, nhất là trong công tác quy hoạch và điều hành các hoạt động, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Triển khai, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa có sự chuyển biến rõ nét.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực và hiệu quả; thực hiện đa dạng các hình thức tập hợp quần chúng nhân dân và hội viên; chăm lo đời sống, quan tâm nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên. Tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Trong nhiệm kỳ MTTQ và các đoàn thể đã thực hiện nghiêm chủ trương của cấp ủy về công tác nhân sự đại hội đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Các cuộc vận động, phong trào thi đua do MTTQ và các đoàn thể phát động gắn với xây dựng nông thôn mới được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, đem lại hiệu quả thiết thực. Quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên được nâng lên: Đoàn Thanh niên đạt 80%, Hội Nông dân đạt 85%; Hội Phụ nữ đạt 83,4%; Hội Cựu chiến binh đạt 90%; Hội người cao tuổi  95%;

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân triển khai thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội, tham gia đóng góp ý kiến đối với Đảng và chính quyền thiết thực và hiệu quả. Hàng năm được cấp trên đánh giá xếp loại các tổ chức hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được biểu dương khen thưởng. Từ thực tiễn lãnh đạo thực hiện Nghị quyết đại hội trong 5 năm qua BCH đảng bổ rút ra một số bài học kinh nghiệm quí báu tạo nên yếu tố hết sức quan trọng mang lại sự thành công toàn diện trong nhiệm kỳ đại hội (2015 - 2020).

Kế thừa truyền thống phát huy và nỗ lực vươn lên!

Tranh thủ tối đa cơ hội và điều kiện thuận lợi, quyết tâm khắc phục khó khăn để vươn lên; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đột phá về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; tích cực thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, tăng cường xuất khẩu lao động, tăng thu ngân sách; nâng cao chất lượng lĩnh vực văn hóa, xã hội; tăng cường công tác bảo vệ môi trường; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy và các tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả của cấp chính quyền.

 Mô hình trồng hoa trên đất Cao Sơn :

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân; phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cải thiện rõ rệt đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của nhân dân, không còn hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo; tạo chuyển biến mạnh về giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Sau những chặng đường đã nỗ lực vượt qua với những thành tựu đã đạt được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cao Sơn đang đề ra mục tiêu phấn đấu: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện rõ rệt đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của nhân dân, không còn hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo.

Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; Đó là giá trị đích thực đối với cuộc sống của người dân nơi đây, là ý nghĩa và tình cảm giữa ý Đảng và lòng dân, là sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng toàn dân, là sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính trị xã hội, là quá trình đúc rút kinh nghiệm giữa lí luận và thực tiễn.

Đặc sản hương vị "Chè Gay" trở thành giống cây chủ lực ở xã miền núi Cao Sơn, huyện Anh Sơn. 

Những năm vất vả dần trôi qua, bước vào nhiệm kỳ mới. Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã Cao Sơn đang chuẩn bị đón một niềm vui mới, niềm vui của những thành công trên đà xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu đến năm 2023, xã đạt chuẩn nông thôn mới và sẽ vươn mình hơn nữa  trở thành xã khá giàu vững mạnh của huyện Anh Sơn, góp phần nhỏ bé trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước .

Đắc Phương – Hương Giang

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu