17:24 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nghệ An: Tiến tới làm giàu nhờ nuôi dê hàng hóa

08:58 07/12/2017

(THPL) - Chăn nuôi dê hàng hóa được xác định là hướng phát triển kinh tế ở nhiều địa phương tại Nghệ An. Tuy nhiên, do chưa xây dựng được chuỗi liên kết nên đầu ra còn lắm bấp bênh.

Theo báo Nghệ An, trước tình hình giá lợn, trâu bò giảm, đầu ra không ổn định, nhiều nông dân Nghĩa Đàn đã chuyển hướng sang chăn nuôi dê. Hiện nay, trên toàn huyện đàn dê đã phát triển mạnh với 23.000 con, hơn 1.000 hộ dân chăn nuôi.

Tại TX Thái Hòa, người dân ở xóm Phú Tân, xã Tây Hiếu lại vui mừng khi xuất được 500 tấn, thu lãi gần 6 tỷ đồng. Ông Nguyễn Trọng Hùng cho biết: “Tôi thấy rằng nuôi dê thịt hiệu quả hơn nhiều so với việc nuôi bò hay nuôi gà, nuôi lợn. Loại này dễ nuôi, đầu ra ổn định. Nói chung gia đình tôi nhờ nuôi dê mà có của ăn của để, con cái học hành rồi sắm sanh xe cộ, nhà cửa”.

nuôi dê
Dê là vật nuôi thoát nghèo và giúp bà con làm giàu ở Nghệ An. (Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Hiện 1/3 hộ trong xóm Phú Tân nuôi dê. Nếu nuôi tốt bình quân khoảng 2,5 – 3 tháng người nuôi có thể xuất bán. Hiện nay, toàn bộ dê của xóm Phú Tân được các thương lái ở Ninh Bình, Thanh Hóa vào tận nơi để thu mua. Với giá bán bình quân 112 nghìn đồng/kg. Vào thời điểm giáp Tết như hiện nay, các hộ nuôi dê thịt ở đây đang tăng đàn. 

Mỗi năm, xóm Phú Tân xuất bán ra thị trường trên 500 tấn dê thương phẩm. Theo tính toán của các hộ nuôi dê, nếu cả vốn lẫn lãi bình quân mỗi năm 3 lứa, cả xóm cũng thu trên 18 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đình Châu – Chủ tịch UBND xã Tây Hiếu, TX Thái Hòa khẳng định: “Mô hình nuôi dê thịt ở xóm Phú Tân là mô hình kinh tế cho hiệu quả cao. Địa phương có lợi thế về diện tích vườn, đồi rất thích hợp cho việc nuôi dê. Do vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này ở nhiều xóm khác để tăng thu nhập cho bà con”. 

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, tại xóm Yên Hồng, xã Thanh Yên (huyện Thanh Chương) có nhiều gia đình đầu tư chăn nuôi dê cho thu nhập ổn định. Hiện cả xóm có trên 500 con dê cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Theo ông Bùi Kim Nam - Trưởng xóm Yên Hồng, xã Thanh Yên: Yên Hồng là xóm nhỏ chỉ với trên 100 hộ dân nhưng ở sát bãi Sông Lam nên có diện tích đồng cỏ lớn. Từ khi có phong trào nuôi dê ngoài đồng cỏ tự nhiên bà con đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cỏ voi nuôi dê. Từ một số hộ dân nuôi dê ban đầu theo chương trình hỗ trợ con giống của Hội Cựu chiến binh, đến nay, cả xóm đã có trên 80% hộ nuôi dể với tổng đang trên 500 con.

Dê là con vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn đa dạng, ngoài ăn cỏ xanh, chúng còn ăn nhiều loại lá cây khác như xoan, mít, chuối, sung là những loại cây rất sẵn ở địa phương nên rất thuận lợi trong chăn nuôi. Đây là nguồn thu nhập chính của người dân, mỗi năm cả xóm thu thêm được vài tỷ đồng. Những hộ nuôi dê có đời sống kinh tế khá, có có đã vươn lên giàu.

Cũng theo ông Nam, trước đây, bà con chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh nên phong trào chăn nuôi dê trên địa bàn chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Những năm gần đây, khi huyện huyện xác định việc phát triển chăn nuôi dê là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để giảm nghèo ở địa phương và giao cho tổ chức Hội Cựu chiến binh nên bên cạnh việc giúp nguồn vốn huyện đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thú y và  bà con cách phòng  điều trị bệnh cho dê nên đàn dê đã phát triển nhanh hơn.

Ông Lê Hồng Long, Chủ tịch UBND xã Thanh Yên, hiện tất cả các xóm đều có người nuôi dê, toàn xã có trên 2.000 con. Trong bối cảnh giá thịt lợn và trâu bò giảm mạnh thì dê vẫn là loại đặc sản giữ được giá. Dê thực sự là vật nuôi xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giả. 

Đàn dê cỏ ở Nghệ An chủ yếu là giống dê cỏ địa phương, trọng lượng xuất thịt thường dao động từ 20 - 30kg, tuy chậm lớn nhưng thịt săn chắc, thơm ngon, giá bán cao nên được khách hàng và người nuôi ưa chuộng.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu