08:34 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nghệ An: Khai thác đá ở huyện Yên Thành - Chủ mỏ "méo mặt" vì lỗ vốn

09:10 14/08/2019

(THPL) - Từ tháng 01/2014, thực hiện Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ về quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (KTKS), tất cả các doanh nghiệp KTKS đều phải nộp tiền cấp quyền khai thác. Sau một thời gian thực hiện đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc đối với doanh nghiệp.

Năm 2016, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những nội dung sửa đổi, bổ sung này vẫn chưa tháo gỡ hết những vướng mắc trên thực tế.

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An năm 2016 có 18 doanh nghiệp (DN) được cấp phép khai thác đá. Tuy nhiên, qua khảo sát gần đây của phóng viên, hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng “bóc ngắn, cắn dài”, nợ chồng lên nợ…

Nhiều DN đối diện nguy cơ ngừng sản xuất, phá sản.

Theo quy định các doanh nghiệp phải đóng tiền cấp quyền KTKS theo trữ lượng địa chất bao gồm cả trữ lượng được phép khai thác và trữ lượng không được phép khai thác. Việc nộp tiền cấp quyền KTKS có ảnh hưởng chủ yếu đến các DN khai thác đá, bởi lẽ, các mỏ đá thường có trữ lượng địa chất lớn nên số tiền cấp quyền KTKS phải nộp rất cao. Theo đó, nếu thu theo Thông tư 44 sẽ đẩy mức thuế tài nguyên và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản lên gấp 3-4 lần. Việc tăng thu thuế với mức cao trong một thời gian ngắn như vậy sẽ khiến nhiều DN đối diện nguy cơ ngừng sản xuất, phá sản.

Quá nhiều khoản thuế phí

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thành Nam, Giám đốc Công ty TNHH Thành Nam đóng trên địa bàn xã Đồng Thành, huyện Yên Thành cho biết: Do nộp tiền cấp quyền cả phần trữ lượng không được phép khai thác nên DN gặp không ít khó khăn, thu không đủ chi, đời sống người lao động bị ảnh hưởng. Năm 2018, doanh thu tại mỏ trên đạt gần 10 tỷ đồng, nhưng số thuế, phí phải đóng đã lên tới 2 tỷ đồng. “Tôi mua lại mỏ này từ năm 2012 của một người thân, tổng vốn đầu tư vào mỏ đã hơn chục tỷ đồng. Chưa tính tiền thuế các loại, mỗi tháng phải chi hơn 500 triệu đồng cho các khoản gồm: lương công nhân, tiền thuê thợ khoan nổ mìn, tiền lãi vay ngân hàng. Có lúc phải bán đá dưới mức giá thành để có tiền trang trải. Vất vả lắm nhưng vẫn phải cố”.

Với tổng vốn đã đầu tư gần 30 tỷ đồng, Công ty THHH Thành Nam vẫn không thoát khỏi nỗi lo thua lỗ.

Chưa kể, các loại thuế khác như thuế bảo vệ tài nguyên, phí môi trường..., việc sản phẩm ế ẩm vì không có đầu ra, đường sá đi lại khó khăn khó khăn. Mỏ lèn Cò thì cao khó khai thác nên chi phí tiền công trả cho thợ khoan đắt hơn những nơi khác nữa”.

Mỏ đá lèn Cò thuộc xã Đồng Thành trước đây có 3 doanh nghiệp được cấp phép khai thác. Doanh nghiệp nào cũng “kêu như vạc” về những khó khăn, trở ngại trong hoạt động khai thác đá hiện nay. Một chủ doanh nghiệp tại địa bàn đã xin nghỉ khai thác vì không cam nổi các khoản thuế, phí khi sản phẩm không bán được.

 Khu mỏ của 1 DN ở Lèn Cò vắng bóng khách hàng.

Các doanh nghiệp huyện Yên Thành đề xuất các cấp chính quyền, ngành chức năng cần có giải pháp kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trên, qua đó giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động là con em trong vùng. Đồng thời, tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thanh Hà - Quỳnh Anh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu