11:29 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nam sinh chế tạo cánh tay robot nhận học bổng 290 triệu đồng

22:23 05/06/2017

(THPL) - Với thành tích đạt giải Ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel Isef) 2017 với sản phẩm “cánh tay robot cho người khuyết tật”, Phạm Huy đã nhận được suất học bổng 290 triệu đồng từ Đại học FPT.

Ngày 5/6, tại Trường THPT Thị xã Quảng Trị ( tỉnh Quảng Trị), đại diện trường Đại học FPT đã trao học bổng Nguyễn Văn Đạo toàn phần trị giá 290 triệu đồng cho em Phạm Huy (lớp 11A3), học trò chế cánh tay robot đạt giải Ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel Isef) 2017 tại Mỹ.

Ông Huỳnh Tấn Châu, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Giáo dục FPT tại Đà Nẵng trao học bổng cho Phạm Huy. (Ảnh: Ngọc Vũ)

Đây là mức học bổng danh giá nhất của trường Đại học FPT, trị giá 100% học phí và chi phí ăn ở trong 4 năm học tập tại ĐH FPT Đà Nẵng.

Đại diện trao học bổng toàn phần cho học sinh Phạm Huy, ông Huỳnh Tấn Châu - Giám đốc Văn phòng Tổ chức Giáo dục FPT tại Đà Nẵng - cho biết học bổng toàn phần học tập tại Đại học FPT Đà Nẵng hy vọng sẽ giúp Huy thực hiện hóa những ước mơ sáng tạo sản phẩm công nghệ giúp ích cho cộng đồng, đóng góp vào trí tuệ Việt Nam.

 Là học sinh đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được nhận học bổng toàn phần Nguyễn Văn Đạo năm 2017, Phạm Huy rất vui vì được sự quan tâm của Đại học FPT đã tạo điều kiện cho em có tương lai học tập trong môi trường tốt hơn. Huy hứa sẽ cố gắng học tốt, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới. Mơ ước của Huy là học thật tốt để trở thành lập trình viên giỏi trong tương lai.

Trước đó, Phạm Huy cùng đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Quốc tế (Intel ISEF) 2017 tại Mỹ. Với sản phẩm “Cánh tay robot cho người khuyết tật”, Phạm Huy xuất sắc đạt giải ba. Đây cũng là thành tích cao nhất mà đoàn Việt Nam có được tại Intel ISEF 2017.

Ý tưởng sản phẩm “Cánh tay robot cho người khuyết tật” của Phạm Huy xuất phát từ mục đích giải quyết vấn đề thực tiễn cho người dân tỉnh Quảng Trị. Nguyên lý của sản phẩm này rất đơn giản, đó là dùng cử động của ngón chân, bàn chân để điều khiển cử động các ngón tay, bàn tay và cả cánh tay. Thiết bị có sử dụng các bộ cảm biến làm mạch phát tín hiệu gửi đến mạch điện tử gắn trên cánh tay robot bằng sóng điện từ.

Sản phẩm sẽ tiếp tục được Phạm Huy nghiên cứu và hoàn thiện. Nam sinh này chia sẻ nếu có điều kiện sẽ sản xuất sản phẩm với số lượng lớn để phục vụ người khuyết tật ở Việt Nam.

Bích Thảo (t/h)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu