15:29 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Mua nhầm nhôm rởm, NASA mất 2 vệ tinh, thiệt hại 700 triệu USD

16:38 02/05/2019

(THPL) - Một nhà sản xuất kim loại đã giả mạo kết quả thử nghiệm và cung cấp vật liệu bị lỗi cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), gây thiệt hại hơn 700 triệu USD cùng hai nhiệm vụ phóng vệ tinh thất bại.

Theo CNET, thông tin chấn động này vừa được Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tiết lộ hôm 1/5. Trong cả hai lần phóng vệ tinh Orbiting Carbon Observatory năm 2009 và Glory năm 2011, tên lửa đẩy đều không thể tách được.

Tại thời điểm đó, NASA chưa biết chính xác nguyên nhân của sự cố, vì thiết kế bộ phận tách trên tên lửa Taurus XL đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ trước đó.

NASA đã bị lừa trong nhiều năm qua về chất lượng nhôm trong các tên lửa và vệ tinh. (Ảnh: Bloomberg)

Theo Bloomberg, vụ lừa đảo liên quan đến công ty Sapa Profiles đã làm sai lệch hàng ngàn chứng nhận các thành phần bằng vật liệu nhôm trong hơn 19 năm cho hàng trăm khách hàng, trong đó có cả NASA.

Các bộ phận bằng vật liệu không tốt đã được sử dụng để chế tạo Taurus XL, một tên lửa được sử dụng để cung cấp các vệ tinh nghiên cứu khí hậu Trái đất trong các nhiệm vụ được thực hiện vào năm 2009 và 2011. Theo tuyên bố từ NASA, thành phần chụp thông gió bộ phóng, một cấu trúc vỏ sò mang theo vệ tinh khi nó đi qua bầu khí quyển đã không mở ra hoàn toàn dẫn đến vụ phóng vệ tinh thất bại.

Jim Norman, giám đốc dịch vụ phóng tên lửa tại NASA ở Washington cho biết nhiều năm nghiên cứu khoa học đã bị mất đi vì gian lận này.

Tin tức về sự cố vệ tinh xuất hiện một tuần sau khi Norsk Hydro ASA, công ty mẹ hiện tại của Sapa đã đồng ý trả 46 triệu USD cho NASA, Bộ Quốc phòng và những bên liên quan để giải quyết các cáo buộc hình sự và khiếu nại dân sự liên quan đến vụ lừa đảo xảy ra từ 1996 đến 2015.

Con số này chẳng thấm vào đâu so với thiệt hại 700 triệu USD từ các nhiệm vụ thất bại của NASA. Công ty thừa nhận rằng các nhân viên đã làm giả kết quả kiểm tra liên quan đến độ bền và độ tin cậy của kim loại. Sapa Profiles hiện được biết đến với tên gọi Hydro Extrusion Portland cũng đồng ý nhận tội về một gian lận khác và bị cấm ký hợp đồng với chính phủ liên bang Mỹ.

Brian Benczkowski, trợ lý tổng chưởng lý của bộ phận hình sự tại Bộ Tư pháp trong một tuyên bố ngày 23/4 vừa qua cho biết: “Lòng tham của công ty và cá nhân đã kéo dài sự gian lận này đối với chính phủ và các khách hàng tư nhân khác, và họ phải chịu trách nhiệm về những tác hại đã gây ra cho các công ty này”.

Người phát ngôn của Norsk Hydro cho biết vụ việc đã được giải quyết. Mới đây họ cho biết đã đầu tư thời gian và nguồn lực đáng kể để khắc phục hoàn toàn sự cố này.

Minh Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu