11:11 ngày 19/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Hải Phòng tái cơ cấu ngành nông nghiệp với công nghệ cao

10:36 21/03/2019

(THPL) - Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) tái cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ được chính phủ đặc biệt quan tâm, với vị thế là vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, ngành nông nghiệp Hải Phòng sẽ cần phải có rất nhiều nỗ lực CNH-HĐH trong những năm tới, để phát triển cân bằng kinh tế - xã hội, nông thôn - thành thị.

Tái cơ cấu nông nghiệp đòi hỏi thực hiện khá nhiều nhiệm vụ, phải đưa được khoa học công nghệ cao vào sản xuất, hỗ trợ sự thích ứng của cây trồng, vật nuôi với biến đổi khí hậu, mở rộng quy trình sản xuất sạch, an toàn. Phải phát triển được các hợp tác xã chuyên ngành, theo mô hình kinh tế trang trại, gia trại, tích cực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, xây dựng và phát triển thị trường, thương hiệu, đưa sản phẩm nông sản vào hệ thống cung ứng theo chuỗi…  

Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam.

Theo tổng kết năm 2018 của Sở NN& PTNT Hải Phòng, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản toàn địa bàn ước đạt 14.788,9 tỷ đồng đạt 100,18% kế hoạch, tăng 2,78% so với năm 2017, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tiếp tục tăng 2,78% so với năm 2017, cao hơn chỉ tiêu được giao 0,01%. thành phố có thêm 18 xã cán đích nông thôn mới. Về cơ bản cơ nhiêm vụ CNH-HĐH tái cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn đã được triển khai đúng hướng, bước đầu đạt kết quả tích cực.

Tuy nhiên, cũng theo tổng kết của Sở NN & PTNT Hải Phòng, hiện tại tỷ trọng áp dụng công nghệ cao trong sản xuất mới chiếm 5 - 10% các lĩnh vực của ngành nông nghiệp Hải Phòng. Dù đã có khoảng hơn 160 doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp của địa phương nhưng phần lớn vẫn là có quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất đơn lẻ, phương án sản xuất kinh doanh không ổn định, hiệu quả thấp. Việc thu hút doanh nghiệp lớn đang gặp khó khăn, bởi chính sách đất đai chưa thật sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp.  Bên cạnh đó, với đặc trưng sản xuất nông nghiệp luôn phải đối mặt nhiều rủi ro do thời tiết, dịch bệnh… trong khi đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao thường đòi hỏi chi phí lớn, thu hồi vốn chậm… không phải là lĩnh vực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Trước thực trạng trên, toàn ngành nông nghiệp Hải Phòng đang nỗ lực sắp xếp, vạch ra những định hướng cụ thể, chuyên sâu vào một số sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương và cũng phù hợp với việc áp dụng công nghệ cao như, hoa, rau an toàn, nhóm gia cầm lông màu, đối với sản phẩm thủy sản có mực, cá đáy, cá rô phi, tôm, nước mắm…  Để thực hiện được mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư cho CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, thành phố cần sớm có chính sách về đất đai, mặt bằng đất sạch, hỗ trợ doanh nghiệp về chính sách giao đất, giảm tối thiểu chi phí đất đai cho doanh nghiệp.

Các ngành chức năng thành phố cũng cần quan tâm hơn nữa đến đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào như giao thông, thủy lợi, điện, hỗ trợ đào tạo nguồn lao động địa phương thành lao động kỹ thuật chuyên sâu… trên thực tế là cần có sự phối hợp chung tay của tất cả các ngành: tích tụ đất đai (ngành Tài nguyên môi trường), Khoa học công nghệ (ngành Khoa học công nghệ), chất lượng nguồn nhân lực (ngành Giáo dục) cơ giới hóa, máy móc - thiết bị, chế biến - bảo quản, tiêu thụ sản phẩm (ngành CôngThương), vận chuyển, kho bãi, xuất khẩu (ngành Vận tải), vốn, tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp (ngành Tài chính, Ngân hàng)…

Năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng chuẩn bị hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 thực hiện tái cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng đã xác định mục tiêu cụ thể “Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đối khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh”. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cao, công nghệ chế biến, đặc biệt là thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng nhấn mạnh tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân.

Toàn ngành phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 3,0%, giá trị sản xuất trên 3,11%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 42-43 tỷ USD; có 48 – 50% xã và 70 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng trên 41,85%...

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu