17:42 ngày 18/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Hà Nội xử phạt hơn 33,5 tỷ đồng hàng hóa vi phạm dịp cận tết

11:20 10/02/2018

(THPL) - Để đảm bảo an toàn trong những ngày tết, Chi cục QLTT Hà Nội được yêu cầu đặc biệt tập trung kiểm tra, kiểm soát rượu và pháo, truy tận nơi tập kết để ngăn chặn hàng vi phạm lưu thông ra thị trường.

Theo TTXVN, do nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao trong dịp cuối năm, nên lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nôi liên tục kiểm tra, phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này khiến cho nhiều người dân lo lắng, khi mà dịp Tết Mậu Tuất 2018 đang cận kề.
75e0e0389657ea67b28a1a02e9be5ab4_5336_quan-ly-thi-truong
Hà Nội xử phạt hơn 33,5 tỷ đồng hàng hóa vi phạm dịp cận tết. (Ảnh: Internet)
Thời điểm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, cũng là lúc hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc tìm cách trà trộn, thâm nhập thị trường. Đặc biệt, trong những ngày gần đây liên tiếp các vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý như bơm hóa chất vào tôm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, cơ sở sản xuất mất vệ sinh, không có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... 
 
Theo báo Thanh niên, để đảm bảo an toàn trong những ngày tết, Chi cục QLTT Hà Nội được yêu cầu đặc biệt tập trung kiểm tra, kiểm soát rượu và pháo, truy tận nơi tập kết để ngăn chặn hàng vi phạm lưu thông ra thị trường. Ngoài ra, các mặt hàng gas, khí hóa lỏng, đặc biệt là các điểm kinh doanh xen kẽ trong khu dân cư cũng phải được kiểm tra kỹ, tránh sự cố, tai nạn, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
 
Theo thống kê của Chi cục QLTT Hà Nội, trong hơn 2 tháng cận tết (từ 1/12/2017 - 6/2/2018), lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 2.244 vụ, phạt tổng cộng 33,5 tỷ đồng. Ông Chu Xuân Kiên, Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội, cho biết tình trạng buôn lậu, buôn bán và vận chuyển hàng giả trên địa bàn tiếp tục có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp; các đối tượng hoạt động có tổ chức, một số đối tượng rất manh động, khi bị phát hiện thường có hành vi chống đối quyết liệt.
 
Đặc biệt, nổi cộm trong vi phạm về an toàn thực phẩm của năm 2017 là ngộ độc về rượu với số lượng người chết tăng cao.
 

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao trong dịp Tết, Hà Nội không để khan hàng, sốt giá, nhất là hàng hóa phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, ngay từ những ngày trước Tết, Sở Công Thương và Ban Kinh tế - ngân sách của HĐND đã đi kiểm tra các đơn vị sản xuất, công tác trữ hàng hóa của các doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Nguyễn Đắc Lộc cho biết, thời điểm áp Tết Mậu Tuất 2018, lượng tiêu thụ hàng hóa nói chung, thực phẩm nói riêng sẽ tăng cao. Đối với các cơ sở sản xuất lớn có uy tín được kiểm soát tốt nhưng tại các cơ sở sản xuất theo mùa vụ thì nguy cơ thực phẩm mất an toàn là rất cao.

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất "chui" theo mùa vụ này lại có nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mặt lực lượng chức năng. Mặc dù, các cơ quan chức năng đang tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán, vận chuyển thực phẩm không an toàn.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần phải nói không với những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ đừng ham rẻ mà lựa chọn thực phẩm kém chất lượng. Thực tế cho thấy, để ngăn chặn thực phẩm “bẩn”, các quận, huyện đều thành lập đoàn kiểm tra liên ngành nhưng có một số đoàn chưa làm hết trách nhiệm của mình. Nguyên nhân là do một số nội dung trong văn bản quy phạm pháp luật chưa thống nhất và chưa đầy đủ.

Phòng kiểm nghiệm tuyến thành phố chưa đáp ứng yêu cầu phân tích một số chỉ tiêu hóa lý, chất cấm, chất tồn dư có nguy cơ cao trong thực phẩm nông lâm thủy sản. Đa phần cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ, thường xuyên biến động... 

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu