20:57 ngày 16/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Góc nhìn doanh nhân về Phật Pháp: Câu giáo lý Phật "Sắc Sắc Không Không"

16:35 19/06/2017

(THPL) - Ông Dương Quang Lư - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông Nghiệp và Thực Phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (HKB) - doanh nhân có tên trong top 200 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam - có nhiều năm tìm hiểu về giáo lý đạo Phật. Cùng với nhiều doanh nhân nổi tiếng khác ứng dụng triết lý đạo Phật cho hoạt động kinh doanh của mình như Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books Nguyễn Mạnh Hùng, TGĐ Công ty CP Sữa Quốc Tế Nguyễn Tuấn Khải, TGĐ Công ty CP Traphaco Vũ Thị Thuận, TGĐ Công ty CP Thế giới số Trần Anh Trần Xuân Kiên, Giám đốc công ty TNHH Đỉnh Vàng Nguyễn Thị Kim Thúy, TGĐ Công ty CP địa ốc Kim Oanh Đặng Thị Kim Oanh…ông Dương Quang Lư cũng rút ra cho bản thân mình những trải nghiệm cá nhân hữu ích. Mới đây, trên facebook cá nhân, vị Chủ tịch HKB có cách tiếp cận khá thú vị về câu “Sắc Sắc Không Không” - một trong những câu giáo lý Phật kinh điển nhất, thậm chí trở thành “câu cửa miệng”, nhưng không phải ai cũng hiểu được ý niệm này.

Sau đây, Thương hiệu và Pháp luật trích toàn văn bài chia sẻ của vị doanh nhân này:

Tôi thấy băn khoăn khi có nhiều người hiểu và nhận thức khác nhau về nghĩa của từ "SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG" nên đã tra cứu, tìm tòi cho lời giải mà tự mình thấy là hợp lý nhất. 

Nhìn nhận của Phật Pháp về Tính Không

Tính Không hay tinh thần bất nhị đã được gợi ý trong các thời thuyết pháp của Đức Phật. Sau này được các ngài Long Thọ, Nguyệt Xứng, Phật Hộ, Thanh Biện, Đề Bà hay Thánh Thiên, v.v… khai sáng thành Trung quán tông, cũng gọi là Trung quán luận hay Chính quán luận (tiếng Phạn là Mūlamadhyamaka-kārikā) vào thế kỷ thứ II, thứ III Tây lịch, tạo ra bước ngoặt lớn như cuộc cách mạng trong tư tưởng Phật giáo, đồng thời ảnh hưởng sâu xa đến tất cả các nền triết học và tôn giáo Ấn Độ trên mấy nghìn năm. Trung quán tông, cũng như đạo Phật từ khởi thủy đã sử dụng phương pháp phân tích phê phán, chống mọi giáo điều kinh viện. Kinh Tu Bà trong Trung bộ kinh (Majjhima-nikāya), Đức Phật xác định “Ta là người phân tích, ta không là người rao giảng giáo điều”.

 Ông Dương Quang Lư - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông Nghiệp và Thực Phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (HKB).

Giải thoát giác ngộ không phải là sự tích lũy công đức hay tích tập năng lượng, mà là một tiến trình phủ định, quét sạch mọi phiền-não-chướng đang che mờ thực tướng. Giải thoát là sự chấm dứt của nghiệp và phiền não. Do vọng tưởng phân biệt mà sinh ra tham, sân, si. Khi ta nắm bắt được bản tính rỗng không, phi thực của vọng tưởng, thì chúng sẽ bị tiêu diệt. Thống khổ hay phiền não sẽ không còn đeo ta như bóng với hình.

Bản tính rỗng không chính là Tính Không, là thần dược giải độc mọi phiền não.

Cho nên, theo tôi, đề cập tới câu ta thán “Sắc Sắc Không Không”, bỗng dưng không còn là chuyện triết học xa vời, chuyện trời biển cao xa. Mà chính là đi vào trọng tâm sinh tử của đời sống tâm linh - khoa học cho nền văn minh nhân loại.

Khoa học đã chứng minh “Tính Không” của vạn vật trong vũ trụ. (Ảnh: Internet)

Khoa học đã chứng minh “Tính Không” của vạn vật trong vũ trụ

Ở góc nhìn từ tư duy cá nhân, tôi thấy cách nhìn nhận TÍNH KHÔNG của Phật về góc độ "vạn vật vũ trụ & tư duy của con người" thực sự là vô cùng uyên thâm, cao siêu và huyền diệu. Đến nay khoa học thực nghiệm đã chứng minh được phần nào và làm sáng tỏ tư duy Tâm Linh của Phật, để cho chúng ta thấy rằng câu nói của Eistein về Tâm Linh là đúng: "Tâm Linh của Phật học là đi trước khoa học, là khoa học và dẫn dắt khoa học".

Tôi xin lấy ví dụ về kết quả nghiên cứu của khoa học dưới đây để chứng minh sự uyên thâm của thuật ngữ Phật Pháp cánh đây gần 3.000 năm.

Trước kia, khoa học cho rằng cấu trúc nhỏ nhất của vật chất là ở dạng hạt nguyên tử (auto-nucleus). Nhưng ngày nay, do sự phát triển của khoa học vật lý, điện toán (công nghệ, máy tính kính hiển vi...), các nhà khoa học đã phát hiện được như sau:

- Trong lõi của hạt nguyên tử là hạt nhân nguyên tử (nucleon).

- Trong lõi của hạt nhân nguyên tử lại thấy các hạt Quark (hạt Quark kết hợp với nhau tạo nên các hạt tổ hợp còn gọi là các hadron, với những hạt ổn định nhất là proton và neutron, những hạt là thành phần của hạt nhân nguyên tử).

- Trong lõi của hạt Quark là chân không, tức không có gì, tức trống rỗng, không màu, mà chỉ có các sóng năng lượng.

Vậy chúng ta đã biết là vạn vật của vũ trụ, trong đó có cả tế bào protein của con người đều có cấu trúc gốc/nhỏ nhất là ở dạng sóng năng lượng. Một vật thể không nhìn thấy để cấu trúc ra vạn vật nhìn thấy và không nhìn thấy trong khung định dạng TỔNG HOÀ.

Khoa học đã chứng minh “Tính Không” của vạn vật trong vũ trụ. (Ảnh: Internet)

- Ngày nay khoa học đã chứng minh được thuyết TỔNG HÒA vũ trụ của Albert Einstein là đúng do đã phát hiện được vụ nổ Big Bang tạo khởi nguồn của vũ trụ chúng ta. Vũ trụ được hình thành thông qua tổng hoà diệt-sinh-diệt luân hồi và chuyển vận của vật chất và phi vật chất. Thậm chí, khoa học còn công nhận có đa vũ trụ như lời nói của Phật trước kia. Điều này khiến chúng ta hiểu rõ hơn về câu "Sắc Sắc Không Không" của Phật Pháp. Nhưng chúng ta không thể hiểu theo nghĩa thường của trần tục là "Có như không Có-Có như không, Không như Có". Mà chúng ta nên hiểu theo nghĩa tư duy thâm huyền ở góc độ "TÍNH KHÔNG" về vạn vật trong vũ trụ, bao gồm cả tư duy, nhận thức và tạo ứng của con người Nguyên sơ/gốc-Tiến trình-Chuyển hoá-Hợp nhất-Kết quả-Tổng hoà".

Để dễ hiểu, chúng ta hãy tìm minh chứng về khái niệm "TỔNG HOÀ" cho các điều trên. Hạt gạo không tự nhiên mà có, nó là tiến trình kết hợp từ hạt giống-năng lượng mặt trời-nước-đất...tạo ra hạt gạo-con người ăn-chuyển hoá thành năng lượng-chuyển hoá thành vật chất khác...Gen của con người: Cấu trúc ADN của chúng ta hình thang xoắn bao bọc bởi protein. Đó là phần nhìn được. Còn phần không nhìn được lại là lượng thông tin khổng lồ của bản thể gen đó. Nếu giải mã được và in thông tin đó ra thì nó có thể đến cả triệu bản giấy A4 vì nó chứa đựng thông tin từ khởi nguồn của bản/nhân nguồn gen đó.

Như vậy, trong đời sống, kinh tế và xã hội, nếu chúng ta ngẫm kỹ TÍNH KHÔNG của Phật Pháp thì ta sẽ dễ hiểu mọi sự việc, từ đó dễ giải thoát mọi phiền não của nhân sinh. Vậy nên, TÂM LINH không phải là mê tín mà bản chất của TƯ DUY cao độ của con người, sự cảm, giác ngộ, sự kết nối để có khả năng hiểu biết của con người về nhân sinh quan và vũ trụ quan.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu