17:55 ngày 23/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Dự báo CPI 2018 sẽ ở mức dưới 4%

10:22 05/01/2018

(THPL) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm nay ước tăng 3,52% trong khi chỉ tiêu Quốc hội đặt ra là dưới 4% và trong năm 2018 nhiều khả năng CPI vẫn ở dưới mức này, vì thế, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã đưa ra ba kịch bản và giải pháp kiểm soát lạm phát sao cho cả năm ở dưới 4%.

Dựa trên các yếu tố vĩ mô, tình hình chính trị, kinh tế trong nước và quốc tế, Bộ Tài chính đã đưa ra 3 kịch bản dự báo chỉ số CPI trong năm 2018 đều ở mức dưới 4% theo yêu cầu của Quốc hội.

Theo kịch bản 1, giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định, chỉ tăng nhẹ vào các dịp lễ, Tết do nhu cầu tăng cao; giá dịch vụ khám chữa bệnh không bảo hiểm y tế điều chỉnh trong quý 1/2018 tác động làm tăng CPI 0,17%; điều chỉnh tiền lương vào quý 2 làm tăng CPI 0,14%, giá điện tăng từ 1/12/2017 làm tăng CPI năm 2018 khoảng 0,1%; giá xăng dầu tăng 5% làm tăng CPI khoảng 0,28%, giá bán khí hóa lỏng (LPG, hay còn gọi là gas) tăng 5% làm tăng CPI khoảng 0,06%.

chi-so-cpi
Dự báo chỉ số CPI năm 2018 sẽ ở mức dưới 4%

Theo kịch bản này, dự báo CPI tháng 12/2018 so với tháng 12/2017 tăng 3,5%, CPI bình quân tăng khoảng 3%.

Với kịch bản 2, giả thiết như kịch bản 1 và giả thiết thêm giá thịt lợn tăng 7% vào cuối năm tác động vào CPI 0,3%; giá xăng dầu tăng 10% làm tăng CPI khoảng 0,56%, giá LPG tăng 10% làm tăng CPI khoảng 0,12%.

Dự báo CPI tháng 12/2018 so với tháng 12/2017 tăng 4,2%, CPI bình quân tăng khoảng 3,4%.

Với kịch bản 3, giả thiết như kịch bản 1 và giả thiết thêm giá thịt lợn tăng 15% vào cuối năm tác động vào CPI khoảng 0,63%; giá xăng dầu tăng 15% làm tăng CPI khoảng 0,64%, giá LPG tăng 15% làm tăng CPI khoảng 0,18%.

Dự báo CPI tháng 12/2018 so với tháng 12/2017 tăng 5,4%, CPI bình quân tăng khoảng 3,9%.

Với 03 kịch bản dự báo trên, Tổng cục Thống kê ước tính CPI tháng 12/2018 so với tháng 12/2017 tăng trong khoảng 3,5%-5,4%; CPI bình quân năm 2018 tăng trong khoảng 3%-3,9%.

Ngân hàng Nhà nước cũng xây dựng 3 kịch bản điều hành giá trên cơ sở đánh giá tác động của lạm phát cơ bản, giá nhiên liệu, thực phẩm tươi sống, giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý (giáo dục, y tế, điện) tới lạm phát tổng thể và dự kiến CPI bình quân năm 2018 tăng khoảng 2,99%-4,25%.

Bộ Tài chính cũng đã sử dụng mô hình dự báo để tính toán lạm phát năm 2018, nếu chưa tính đến tác động điều hành giá dịch vụ giáo dục, y tế, điện và sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu, CPI bình quân năm 2018 dự kiến tăng 2,87% so với năm 2017.

Như vậy, về cơ bản mục tiêu điều hành giá kiểm soát lạm phát năm 2018 là có thể thực hiện được với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương về thời điểm và liều lượng điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Trong đó, cần chú ý kiểm soát tốc độ tăng CPI ngay từ những tháng đầu năm để tạo dư địa điều hành cho những tháng cuối năm.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu