22:11 ngày 25/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Chiếc máy thu hoạch và chăm sóc cây chè được sáng chế bởi học sinh miền núi

19:52 10/03/2019

(THPL) - Sản phẩm độc và lạ nhất của Cuộc thi VISEF năm nay là chiếc máy thu hoạch và chăm sóc cây chè, một dự án của học sinh trường THPT Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Không chỉ độc, lạ ở kích thước, chiếc máy này còn tích hợp cả công nghệ 4.0.

Tham dự lễ khai mạc cuộc thi, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách vụ Giáo dục Chính trị và công tác học sinh, sinh viên đánh giá: “Năm nay, các khu trưng bày sản phẩm của học sinh trung học tăng cả số lượng và chất lượng. Tôi ấn tượng với hai dự án.

Sản phẩm chăm sóc và thu hoạch chè, đoàn Tuyên Quang. Ảnh: Báo Người đưa tin

Đầu tiên là máy chăm sóc và thu hoạch chè tự động của trường THPT Sơn Dương, đoàn Tuyên Quang, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống, giúp người nông dân giảm sức lao động, tăng năng suất thu hoạch và giảm độc hại cho sức khỏe từ thuốc trừ sâu.

Thứ hai là nghiên cứu chỉ số cảm xúc học đường của trường THPT Chuyên TP.Lào Cai, dự án này khá thú vị và đúng thời điểm, chúng ta đang hướng đến xây dựng trường học hạnh phúc”.

Theo báo Giáo dục & Thời đại, chiếc máy hái chè có kích cỡ “hơi to” so với quy định đã khiến cho 3 thầy trò Hoàng Văn Kiên (GV hướng dẫn) và Đỗ Chí Khiêm, Trịnh Huy Phúc đã phải rất vất vả mới chuyển được từ Tuyên Quang xuống Hà Nội.  Rồi đến lúc chuyển vào gian trưng bày, sản phẩm này cũng được ưu tiên nằm tại một góc riêng. Tuy nhiên, nhờ sự độc đáo này đã khiến sản phẩm gây được sự chú ý của rất nhiều người.

Em Đỗ Chí Khiêm, tác giả của dự án chia sẻ: Từ lâu, cây chè đã là cây trồng chủ lực của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, vừa giải quyết được nguồn lao động tại chỗ vừa mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây.

Những năm gầy đây, Trường THPT Sơn Dương thực hiện mô hình trường học gắn liền với sản xuất kinh doanh, gắn việc học tập với kinh doanh phát triển cây chè. Mô hình học tập này được nhà trường xây dựng khá bài bản với chương trình học 105 tiết (trong đó có 70 tiết thực hành). Ngoài những tiết học lí thuyết trên lớp, học sinh chúng em được tham gia trải nghiệm thực tế tìm hiểu về cây chè, cách trồng và chế biến chè.

Cây chè giờ đã trở thành máu thịt của người dân Sơn Dương cũng như học sinh Trường THPT Sơn Dương. Do đó chúng em đã ấp ủ ý tưởng chế tạo một chiếc máy hái chè thật hiện đại, đậm chất học sinh, với giá thành rẻ để mọi người có thể sử dụng hàng ngày.

Với tinh thần của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, chúng em đã mạnh dạn tích hợp công nghệ vào sản phẩm. Chiếc máy có thể thay đổi chức năng dễ dàng từ máy hái sang máy chăm sóc chè như tưới phân, cắt tỉa, máy được sử dụng năng lượng điện mặt trời. Máy có thể điểu khiển từ xa bằng smartphone, có thể cân bằng khi di chuyển trên đồi.

Còn Trịnh Huy Phúc, đồng tác giả chia sẻ thêm về dự án: Trường gắn liền lao động sản xuất, dạy nghề cho học sinh, chính là chăm sóc và thu hoạch chè. Từ đó, chúng em nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc máy này để phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con. Chúng em đã từng thất bại, khi chạy thử máy đã gặp trục trặc, phải làm lại hoàn toàn.

Chia sẻ về ý tưởng chế tạo, thầy Hoàng Văn Kiên, giáo viên hướng dẫn dự án cho biết: Việc hái chè của người nông dân có nhiều công đoạn, hiện nay chỉ có máy hái chè của Trung Quốc, của Nhật Bản thì giá thành cao.

Phương Nhi (Tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu