21:11 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Cần xem lại bản thuyết minh dự án nhà máy điện của Công ty Hà Đô

10:07 11/03/2019

(THPL) - Bộ Công Thương đã và đang lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tập đoàn Điện lực,… về việc bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 một số dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô đề xuất. Nhìn lại, những bản thuyết minh dự án của doanh nghiệp này có gì đáng chú ý?

Trùng…. đến cả lỗi!

Như đã nêu trong bài “Nhiều hồ sơ thuyết minh dự án nhà máy điện có nội dung…trùng nhau!”, qua so sánh, đối chiếu, kết quả cho thấy hàng chục bản thuyết minh dự án có một số nội dung… giống như đúc!

Minh chứng là, bản thuyết minh Dự án Nhà máy điện gió Tân Hải của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (người đại diện là ông Nguyễn Trọng Thông) có một số nội dung trùng với bản thuyết minh Dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1.

Không chỉ thế, Dự án Nhà máy điện mặt trời Bắc Ái 14 có một số nội dung trùng với Dự án Nhà máy điện mặt trời Tân Hòa Hà Đô, Dự án Nhà máy điện mặt trời VPE Ninh Hòa – Khánh Hòa, nhà đầu tư là Công ty cổ phần Năng lượng sạch Vân Phong (người đại diện là ông Vũ Văn Hải).

Các cơ quan được lấy ý kiến có quan điểm như thế nào về sự trùng nhau này? Ảnh minh họa

Nhìn chung, sự giống nhau được thể hiện trong các chương, mục trong bản thuyết minh như: Tổng quan; Sự cần thiết đầu tư xây dựng công trình; Tiềm năng gió khu vực dự án; Lựa chọn sơ bộ công nghệ và phương án đấu nối công trình nhà máy; Tổng quan, diện tích, quy mô và diện tích xây dựng công trình; Đánh giá tác động môi trường; Tổ chức xây dựng và tiến độ thực hiện; Tổng mức đàu tư xây dựng; Phân tích hiệu quả kinh tế; Kết luận, kiến nghị điều chỉnh bổ sung quy hoạch…

Đối với việc quy hoạch cho mỗi dự án, việc đánh giá sự phù hợp với quy hoạch, nhu cầu sử dụng đất, sự cần thiết đầu tư dự án, thiết bị máy móc công nghiệ, tác động môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội,… là rất quan trọng, khi lập dự án đòi hỏi phải khảo sát thực tế, lấy ý kiến các cơ quan, ngành chuyên môn và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Đó là những đề tài mang tính chất khoa học thực sự, giải đáp được những điều căn bản cho sự hình thành của dự án. Còn ở đây, việc vì sao có nội dung trùng nhau sẽ không bàn đến nữa, mà điều đáng bàn là việc trùng nhau này đã nói lên điều gì? Đó là việc chưa đánh giá hết trực tiếp mà chỉ là những bản sao chép của nhau, như vậy dự án được chấp thuận đưa vào quy hoạch thì có phải là... nguy? Hay đó sự trùng nhau là do cùng địa phương, cùng thông số và không ảnh hưởng đến việc bổ sung quy hoạch, như vậy thì.... không hợp lý?!  

Chưa nói đến hiệu quả kinh tế, chưa nói đến sự cần thiết đầu tư dự án, chỉ nói riêng đến việc đánh giá tác động môi trường. Chưa hiểu các doanh nghiệp căn cứ vào kết quả nghiên cứu nào để đưa vào bản thuyết minh các đánh giá, giải pháp bảo vệ môi trường, song có thể thấy ở mục này, nhiều bản... giống nhau! Dù, địa điểm xây dựng, quy mô dự án và công suất rất khác nhau. Vậy thì tính khoa học, tính dự báo ở đâu ra? Liệu có chấp nhận được không những bản thuyết minh kiểu này?

Đã qua "cửa tỉnh"

Chưa bàn đến việc đấu nối điện, nguy cơ quá tải, phù hợp hay không phù hợp với quy hoạch, độ gió, trước hết xin dẫn ra một vài đoạn nội dung trong bản thuyết.

Cụ thể như, khi bàn đến phương án giải phóng mặt bằng, các bản thuyết minh đã nêu: “Việc giải phóng hành lang an toàn điện phải căn cứ theo Nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 106/2005/NĐ-CP và Thông tư 03/2010-BCT của Bộ Công thương ngày 22/01/2010 hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định 106/2005/NĐ…”.

Bản thuyết minh dự án này có khoa học, có thực tiễn hay là được lập theo lối “đại khái”, “cảm tính” thì có lẽ… dẫn chứng trên đã cho đáp án?! Còn theo xác minh của PV Thương hiệu và Pháp luật, tính đến thời điểm hiện tại, Nghị định 106/2005/NĐ và Nghị định số 81/2009/NĐ-CP đã hết hiệu lực kể từ ngày 15/4/2014. Còn Thông tư 03/2010-BCT cũng đã hết hiệu lực kể từ ngày 18/11/2014! 

Ấy vậy mà những bản thuyết minh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô đã qua được các sở, ngành và UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu để đến với Bộ Công thương. Về phần bộ ngành, bộ ngành được lấy ý kiến sẽ có quan điểm về nội dung này như thế nào? Có lẽ cũng nên có câu trả lời cho câu hỏi, có cần phải yêu cầu nhà đầu tư lập lại bản thuyết minh dự án?!

Thương hiệu và Pháp luật tiếp tục thông tin đến bạn đọc nội dung này!

VĂN NGHĨA

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu