06:03 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Bộ Công Thương loại bỏ 12 dự án sản xuất thép

11:21 12/12/2016

(THPL) - Tối ngày 11/12, Bộ Công Thương cho biết đã loại 12 dự án thép ra khỏi Quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Các dự án bị loại bỏ do đề nghị từ các địa phương, dự án chưa có chủ đầu tư hoặc năng lực chủ đầu tư kém, nguồn nguyên liệu không đảm bảo.

Theo đó, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương vừa mới đăng tải danh sách 12 dự án thép bị loại khỏi quy hoạch. Tổng công suất thiết kế dự kiến của 12 dự án bị loại khỏi quy hoạch là 1.350 tấn gang, sắt xốp và 6.520 tấn phôi vuông/năm.

Nguyên nhân của việc dừng các dự án bị loại là do có những một số dự án có quy mô nhỏ, nguồn nguyên liệu không đảm bảo. Có những dự án triển khai chậm, năng lực chủ đầu tư kém, không thuộc phạm vi quy hoạch. Ngoài ra còn có những dự án do địa phương đề nghị bỏ.

Bộ Công Thương cho hay, dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 3 bị loại khỏi Quy hoạch hệ thống sản xuất thép. (Ảnh minh họa: Internet)

Danh sách 12 dự án thép bị loại ra khỏi Quy hoạch hệ thống sản xuất:

 1. Nhà máy phôi thép Lào Cai do Công ty cổ phần Gang thép Lào Cai làm chủ đầu tư, được đặt tại Lào Cai, công suất thiết kế dự kiến là 200 tấn phôi vuông/năm.

2. Nhà máy sản xuất gang Thiên Thanh do Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thiên Thanh làm chủ đầu tư, đặt tại Lào Cai, công suất thiết kế dự kiến 700 tấn gang, sắt xốp/năm.

3. Dự án đầu tư khu liên hợp gang thép Khoáng sản Việt do Công ty Cổ phần khai thác Khoáng sản Việt làm chủ đầu tư, đặt tại Cao Bằng, công suất thiết kế dự kiến là 500 tấn phôi vuông/năm.

4. Nhà máy luyện thép Hà Giang, đặt tại Hà Giang, công suất thiết kế dự kiến là 500 tấn phôi vuông/năm.

5. Nhà máy luyện gang và phôi thép Sơn La, đặt tại Sơn La, công suất thiết kế dự kiến 700 tấn gang, sắt xốp/ năm và 500 tấn phôi vuông/năm.

6. Nhà máy sắt xốp và gang thép Bắc Kạn giai đoạn 2 do Công ty CP VT&TN Toàn Bộ làm chủ đầu tư, đặt tại Bắc Kạn, công suất thiết kế dự kiến 500 tấn gang, sắt xốp/năm và 500 tấn phôi vuông/năm.

7. Nhà máy luyện cán thép chất lượng cao do Công ty TNHH thép Kyoei Việt Nam làm chủ đầu tư, được đặt tại Ninh Bình, công suất thiết kế dự kiến là 1000 tấn phôi vuông/năm.

8. Nhà máy thép Việt Ý giai đoạn 2 do Công ty cổ phần thép Việt Ý làm chủ đầu tư, được đặt tại Hưng Yên, công suất thiết kế dự kiến là 500 tấn phôi vuông/năm. 

9. Nhà máy luyện gang thép Quảng Bình do Công ty TNHH Anh Trang làm chủ đầu tư, được đặt tại Quảng Bình, công suất thiết kế dự kiến 700 tấn gang, sắt xốp/ năm và 500 tấn phôi vuông/năm. 

10. Nhà máy thép HK và thép CLC 2 giai đoạn do Công ty thép Thủ Đức, thép Biên Hòa làm chủ đầu tư, với công suất thiết kế dự kiến là 1000 tấn phôi vuông/năm. 

11. Dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 03, do Công ty gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư, công suất thiết kế dự kiến là 1000 tấn gang, sắt xốp và 1000 tấn phôi vuông/năm. 

12. Nhà máy thép Hậu Giang giai đoạn 2, do Tổng công ty Thép Việt Nam làm chủ đầu tư, công suất thiết kế dự kiến là 1000 tấn phôi vuông/ năm.

Đại diện Bộ Công thương cho biết, hiện Bộ đang xây dựng "Dự thảo Quyết định Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035". Sau khi lấy ý kiến một số bộ ngành, đơn vị có liên quan, tiếp thu và chỉnh sửa, Bộ Công Thương sẽ giới thiệu toàn văn Dự thảo lần 2 để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo người dân trong và ngoài nước để tiếp tục chỉnh sửa và hoàn chỉnh./.

Đại Lộc

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu